Chương 38
Khu
thăm nuôi nằm ngay góc trại 4. Nó gồm mấy dãy nhà tranh vách ván được
tù dựng lên gần đây. Trước mặt nó là con đường chính trải nhựa chạy từ
cổng trại An Dưỡng và chấm dứt phía cuối bệnh xá.
Khi đám tù được thăm của trại 1, trong đó có Vĩnh, vừa tới gần khu vực thăm nuôi, thì thân nhân đã chờ sẵn đứng dọc theo hàng rào ngăn khu thăm nuôi với con lộ từ trại 1 dẫn ra. Như mọi người, Vĩnh vừa đi vừa nhìn những người đứng đón ấy. Anh biết chắc trong đám người ấy có thân nhân anh. Những người khác chắc chắn cũng biết như vậy. Tuy nhiên, thật lạ lùng! Khi đám tù của trại 1 đi hết dãy hàng rào, tiến tới ngã ba lộ chính, rẽ phải để bước tới trước cổng trại thăm nuôi, hầu như chẳng mấy ai nhận được ra ai. Hình như chỉ có một hai người đứng trong hàng rào nhận ra người thân của mình. Họ gọi ơi ới vài tiếng tắc nghẹn rồi rú lên khóc với nhau.
Bước vào cổng trại, theo đúng thủ tục, người trưởng toán thăm nuôi cũng là một tên tù, phải so hàng anh em, ra lệnh bỏ nón mũ xuống trước khi hô nghiêm nghỉ, điểm danh nhân số và trình diện tên vệ binh phụ trách khu thăm nuôi. Khi cuộc điểm danh báo cáo vừa chấm dứt thì những thân nhân đã chạy ào ra vây chung quanh. Tù và người thân giờ này đã có thể nhìn ra nhau, nhìn ra nhau qua một màn sương mỏng của nước mắt và tủi hờn. Những tiếng khóc rưng rức của những người vợ trẻ, những tiếng kêu gào ối con ơi con ơi của những bà mẹ già, những thái độ ngỡ ngàng xa lạ của bầy con thơ khi nhìn thấy cha anh; tất cả hòa lại với nhau thành một quang cảnh lạ lùng mà tuồng như trước đó chưa ai trải qua bao giờ.
- Anh ấy đây rồi!
Vĩnh nghe thấy một giọng nói thật quen rú lên bên cạnh. Anh ngoái lại. Bà kế mẫu của anh mắt đỏ hoe, giọng nghẹn ngào, chạy tới níu lấy vai Vĩnh. Vĩnh xúc động quá, ôm chặt lấy bà. Bà vừa nói không ra tiếng, vừa đưa tay rờ rẫm vai anh, cánh tay anh, vừa cuống quýt lôi anh đi. Hà nó trong nhà. Nó giữ chỗ ngồi và canh đồ đạc.
Một tiếng thét thốt nhiên vang lên. Tiếng thét của tên vệ binh.
- Chưa ai được rời hàng. Tôi nhắc lại, chưa ai được rời hàng. Yêu cầu tất cả thân nhân của các cải tạo viên trở vào nhà thăm ngồi đợi. Vĩnh vội vàng đẩy nhẹ bà kế mẫu ra, nói nhỏ.
- Mợ vào trong ngồi chờ con. Đừng khóc lóc.
Bà kế mẫu nhất định không vào nhà. Bà chỉ đứng lùi ra sau vài bước như để xem con bà còn phải trải qua những ô nhục nào khác nữa.
Tiếng tên vệ binh lại cất lên, cất lên giữa bao tiếng kêu gọi ơi ới, tiếng khóc của người lớn lẫn trẻ em.
- Trước khi vào nhà thăm gặp thân nhân, tôi quán triệt sơ bộ các anh rằng thì là phải có thái độ thăm nuôi nghiêm túc. Cấm mọi luyến ái phản văn hóa dân tộc. Cấm mọi cử chỉ bú mồm bú môi. Cấm...
Sau khi nhắc nhở một loạt những cái cấm, tên vệ binh tiếp. Theo quy định, các anh phải ngồi đúng hàng ghế dành cho các cải tạo viên. Mười lăm phút thăm chính thức được tính từ lúc các anh ngồi vào vị trí. Khi có lệnh của cán bộ thông báo hết giờ thăm, phải nhanh chóng giải phóng mọi tình cảm quyến luyến, nhanh chóng tiếp thu quà cáp và ra địa điểm tập họp khẩn trương. Mọi sai trái sẽ bị xử lý tại chỗ.
Sau đó mọi người được tan hàng. Lúc này cảnh nháo nhào mới thực sự xảy ra. Thôi thì đủ thứ níu kéo, đủ thứ kêu gào la khóc. Vĩnh lặng lẽ chạy đến ôm lấy vai bà kế mẫu. Hai mẹ con bước vào nhà thăm. Vợ anh lúc này đang đứng nơi cửa. Không khóc nhưng thật ngậm ngùi. Cả ba kéo nhau vào chỗ ngồi. Hai người ngồi nơi hàng ghế đối diện. Vĩnh ngồi nơi hàng ghế dành cho tù. Trước khi nói chuyện, anh thả mắt quan sát một vòng. Căn phòng thăm có ba dãy bàn ghế, mỗi dãy dài chừng mười thước. Mặt bàn rộng chừng mười thước rưỡi. Nơi đầu mỗi dãy bàn có một cái ghế đẩu. Trên mỗi ghế đẩu đều có một thằng vệ binh ngồi lõ mắt quan sát mọi người. Quan sát xong, Vĩnh quay lại hai người thân. Anh nhìn vợ rồi nhìn mẹ. Ai cũng rơm rớm nước mắt. Anh tính nói nhưng một anh bạn ngồi cạnh đã nói giùm câu nói ấy với vợ con anh ta.
- Đã bảo đừng khóc. Khóc trước mặt kẻ thù nó khinh chung cả đám!
Vợ anh bây giờ mới lên tiếng.
- Các con chúng đòi đi nhưng ông nội không cho đi. Thôi để lần tới...
Bà kế mẫu của anh chen vào. Giọng đầy e ngại.
- Nghe nói anh phù thũng và kiết lỵ. Hết chưa?
- Hết rồi mợ ạ.
Bà lắc đầu.
- Gầy quá đi thôi! Gầy quá đi thôi!
Vợ anh bỗng nói.
- Ngoài quà, cả họ góp gửi cho anh cả tiền đây. Trong này có câu lạc bộ không?
Vĩnh bỗng thương xót cho người ở nhà. Trời ơi, không hiểu làm cách nào để nói cho họ biết rằng nơi đây là trại tù, tù khổ sai Cộng sản. Nơi đây không phải là quân trường Quang Trung, hoặc Thủ Đức, Nha Trang hay Đà Lạt... Nghĩ thế nhưng anh cũng phải gật đầu.
- Có, có câu lạc bộ.
- May quá, vậy kỳ này anh có tiền, ráng dè xẻn mua thêm thức ăn tẩm bổ. Đừng rượu chè thức khuya nghe anh.
Nghe vợ nói, Vĩnh cười cũng không xong mà mếu cũng không nổi. Anh chỉ biết gật đầu. Vì đã dự trù câu chuyện để không phí thì giờ, anh vào đề ngay.
- Bây giờ mợ và em để anh hỏi những cái cần thiết, đừng nói lung tung nữa, phí thì giờ lắm! Cậu có khỏe không.
- Khỏe.
- Các con ra sao?
- Lớn tướng. Khoa và Nguyên đều đi học cả rồi. Thằng Khoa sang ở với ông nội. Thằng Trung hơi gầy và giống con gái lắm.
- Tốt. Ăn uống thế nào. Có độn không?
Nghe hỏi, vợ anh liếc nhìn mẹ anh. Bà kế mẫu bỗng ngắt ngang.
- Trong này anh cứ lo thân anh, giữ gìn sức khỏe. Đừng lo gì cho người ở nhà cả. Thừa no, thiếu đủ.
Vĩnh vẫn không an tâm, vẫn hỏi.
- Tụi nhỏ có được ăn cơm, ăn thịt không?
Nghe cật vấn, bà kế mẫu của anh khẳng định.
- Người lớn thì có độn. Nhưng con nít thì dứt khoát không ai để cho nó phải ăn độn.
Nghe trả lời, Vĩnh yên tâm. Anh lại hỏi.
- Tụi con cái anh Túy và chú Sơn như thế nào?
- Cũng thế.
- Mợ à. Có tin tức gì của anh Túy và chú Sơn không? Chú Môn ra sao? Cậu Tín nữa? Còn tụi thằng Hùng thằng Thái chúng ra sao hả mợ?
Vợ anh len vào trả lời thay cho bà cụ đang bận bóc một cái bánh dầy đậu.
- Anh Túy bị lôi ra Bắc lâu rồi. Cả nhà không có tin. Chú Sơn thì bị giam ở Katum. Cô Nguyệt có đi thăm rồi. Còn chú Môn cậu Tín thì không biết giam ở đâu. Hùng, Thái giờ đôi mươi cả rồi. Nhà đang lo cho các chú ấy thoát nghĩa vụ...
Bà kế mẫu đã bóc xong cái bánh. Bà đưa cho Vĩnh, thúc hối.
- Ăn đi, con ăn cái bánh này đi. Mợ có mua cả bánh dầy giò nữa. Cứ nhẩn nha. Vĩnh liếc nhìn tên vệ binh đang kín đáo quan sát mọi người. Nó vừa ngó xuống đồng hồ tay. Vĩnh sốt ruột vì thấy mình chưa hỏi xong những câu hỏi cần thiết. Anh khoa tay.
- Mợ cứ để đó chút nữa con ăn. Con cần nhiều cái khác hơn cần ăn lúc này.
Bà kế mẫu nghe vậy nhưng vẫn thúc Vĩnh ăn. Vĩnh đành cầm lấy cái bánh, hỏi tiếp bằng giọng ngắn gọng.
- Đây là những điều con muốn biết nhất. Mợ và em trả lời cho đúng sự thật nếu biết, bằng không nhớ đừng nói gì nhiều. Thứ nhất có thật ở Sài Gòn được rải truyền đơn kêu gọi đứng lên lật đổ Cộng sản và truyền đơn được ký tên thống chế Nguyễn Cao Kỳ và đại tướng Ngô Quang Trưởng hay không?
Hai người nghe xong đều ngơ ngác. Mãi lúc sau bà kế mẫu anh mới thều thào.
- À, trước đây cũng có nghe đồn như thế. Nhưng nghe đồn truyền đơn được rải đâu mãi vùng Tây Ninh, chứ không phải ở Sài Gòn.
- Họ hàng nhà mình có ai được tận mắt nhìn thấy truyền đơn không?
Vợ anh bỗng len vào.
- Ôi Sài Gòn thì có hàng triệu thứ tin đồn, hơi đâu anh bận tâm cho mệt.
Biết là cả hai người không nắm vững chuyện này, Vĩnh hỏi câu khác.
- Những vùng quanh Sài Gòn có đụng độ không?
- Đụng độ là sao?
- Thì quân mình về phá rối.
Mẹ anh như hiểu ra, bà vội nói.
- Thì cũng nghe đồn thôi chứ có ai thấy gì đâu!
- Thôi được. Bây giờ con hỏi một câu nữa. Hệ thống công an của tụi nó ở Sài Gòn hoạt động có mạnh không? Con muốn nói nếu con trốn về nhà liệu có lẩn khuất sống nổi không?
Đến đây thì cả mẹ lẫn vợ của Vĩnh đều tái mặt. Mẹ anh trợn mắt.
- Chết! Chết! Không được đâu. Bây giờ họ tổ chức khu phố chặt chẽ lắm. Mười nóc gia lại có một công an khu vực. Lại còn có tổ trưởng tổ phó khu phố. Họp hành, học tập, kiểm thảo, tố giác hàng đêm. Con làm bậy là chết đấy.
Nghe mẹ trả lời, Vĩnh không thể không ngao ngán. Tuy nhiên anh cũng hỏi vớt vát câu nữa.
- Mợ có tin rằng trong rừng như Bình Dương, Tây Ninh chẳng hạn, có quân ta đóng trong đó không?
Ý nghĩ trốn trại của Vĩnh vừa bộc lộ khi nãy thực sự đã làm bà cụ hoảng, thành thử cụ lắc đầu nguầy nguậy.
- Mợ không thể trả lời anh được, vì thật sự mợ không biết gì. Còn phải lo kiếm sống chứ!
Vĩnh quay sang vợ.
- Em có nghe đài VOA và BBC không?
- Thỉnh thoảng thôi anh. Với lại em đâu có thì giờ.
- Vậy em có nghe người ta đồn rằng Trần Văn Đôn đã lập chính phủ lưu vong tại Pháp, em có nghe thấy không?
Vợ anh bỗng nói một câu không ngờ.
- Thôi anh ơi. Hơi đâu anh tin những chuyện như vậy! Bọn giá áo túi cơm ấy đến giờ này mà anh vẫn còn tin tưởng hay sao?
Vĩnh hơi bực. Anh tính cự vợ một câu rằng chuyện này không phải là chuyện tin tưởng hay không tin tưởng. Tuy nhiên, nghĩ sao anh lại dằn lòng xuống.
Anh nhìn vợ một thoáng và thấy thương cảm đầy lòng. Anh nói một câu như để an ủi.
- Thôi quên mấy chuyện đó đi. Chỉ vì anh sốt ruột thôi. Bên gia đình em thế nào? Ông Hanh ông Minh ông Thủy ra sao?
- Anh Hanh chị Mỹ đi thoát trước 30 tháng Tư rồi. Anh Minh anh Thủy đi trình diện theo dạng y dược sỹ giờ này vẫn chưa về...
Vĩnh đang tính hỏi thêm vài câu nữa thì tiếng kẻng vang lên. Mấy tên vệ binh ngồi trên ghế đều đồng loạt đứng phắt dậy. Một tên nói lớn: Giờ thăm viếng đã hết. Yêu cầu tất cả các cải tạo viên ra địa điểm tập họp trở về trại. Yêu cầu các thân nhân ở nguyên trong phòng...
Vĩnh đứng lên như mọi người. Anh giúp tay hai người thân thu đồ đạc quà cáp vào hai cái giỏ lớn và trước khi chia tay, anh nói.
- Lần sau nếu có được thăm, mợ đừng đi nữa. Mợ ở nhà cho khỏe nhưng nhớ cho thằng Hùng nó lên thăm con. Anh quay sang vợ nói nhỏ. Em bảo chú Hùng chịu khó nghe VOA và BBC, lần sau vào báo cáo cho anh biết tin tức của thế giới liên quan tới nước mình. Nhớ nhé!
Nói thì nói thế, thực tế hai người có đang nghe anh đâu. Người nào cũng nghẹn ngào, rơm rớm nước mắt và thốt không nên lời. Anh cố mỉm cười trấn an.
Trong lúc người ta kéo nhau ra cửa, sự lộn xộn ấy giúp Vĩnh cúi xuống rút được lá thư dấu trong chiếc guốc dưới chân và nhét thật nhanh vào túi áo vợ. Anh dặn khẽ vợ đọc kỹ và làm đúng những lời anh dặn trong thư. Coi chừng chúng nó xét. Trường hợp bị xét, thủ tiêu ngay lá thư không anh tiêu tùng.
Rồi thì cuối cùng cũng phải chia tay. Vĩnh bước ra địa điểm tập họp. Anh thoáng thấy Kim đang đứng nấp sau một cái connex gần đó. Anh nhìn thấy đứng tựa cái connex là một phụ nữ còn rất trẻ. Vĩnh đoán đó là vợ Kim. Họ đang xoắn lấy nhau như hai cái rễ cây cổ thụ. Vĩnh tính kêu lớn một tiếng để ghẹo, nhưng rồi nghĩ làm như vậy có vẻ hơi vô ý thức, lại có thể nguy hiểm cho bạn, Vĩnh lẳng lặng xách hai cái giỏ bước đến chỗ tập họp. Ngoài vuông sân khu thăm nuôi lại vang lên cái điệp khúc của tiếng khóc và tiếng kêu gọi lẫn nhau. Cả mẹ và vợ anh lúc này đều khóc. Họ tiến tới sát người anh và dặn dò đủ thứ chuyện. Vĩnh ngó vợ lòng bồi hồi thương cảm. Bỗng nhiên anh tự trách mình sao lòng chai đá! Suốt cuộc thăm viếng, dù ngắn ngủi, anh vẫn chưa nói được với vợ một câu trìu mến. Hay là mình quá hèn nhát? Hèn nhát đến độ không dám hôn vợ mình một cái?
Ngoài cổng trại thăm đã thấy xuất hiện nhiều đội hình tù cải tạo khác. Họ đang được hướng dẫn bước vào khu thăm nuôi. Tên vệ binh phụ trách hướng dẫn tù của trại 1 đã hò hét bắt người đại diện tập họp anh em cho khẩn trương. Rồi thì những người thân bị xua đuổi dạt ra xa. Đội hình trại 1 được thiết lập mau chóng không thiếu một ai. Tiếng hô hoán, tiếng điểm danh, tiếng báo cáo lại vang lên. Vĩnh không sao tránh khỏi cảm giác ngượng ngùng khi thấy mẹ và vợ chầm chầm ngó anh đang làm những động tác chào kính và tuân lệnh thật đốn mạt của kẻ thua trận! Bỗng dưng anh thấy trong lòng đau đớn, đau lắm; cái đau của một vết thương vô hình một lần nữa lại rách ra và hành hạ anh kịch liệt. Chao ôi, đời một chiến binh! Một chiến binh hèn hạ, thua trận và không dám tự sát như những chiến hữu khác.
Thốt nhiên anh quay lại phía vợ, nói lớn.
- Thôi, lần sau có đi thăm, tuyệt đối đừng cho các con vào đây nghe em.
Đôi mắt vợ anh rực lên một nét thắc mắc, nhưng không hỏi. Khi bước ra cổng trại trong đội hình hàng tư, Vĩnh không ngoái lại thêm một lần nào nữa. Hai tay xách nặng, anh lầm lũi đi theo các bạn như một kẻ đã mất hết cảm giác. Anh chẳng nhìn rõ cảnh vật chung quanh. Khu thăm nuôi với những tiếng động của loài người đích thực đã dần dần xa hẳn. Kim đi gần anh và hình như nó cũng có cùng một tâm trạng. Nói chung ai cũng thế. Ai cũng đang rơi vào một tình trạng muốn tự hỏi rằng sao cuộc thăm viếng không vui, không thỏa mãn như giấc mộng của hơn một năm qua. Mười lăm phút đã nói được gì? Tại sao mình quên điều này, quên điều nọ? Toàn những điều tối cần thiết mà lại quên.
Khi đoàn tù được thăm lần đầu về tới lãnh vực trại 1, thì bên trong trại, bạn bè đã đứng dọc hàng rào như để chào mừng. Những tiếng gọi, tiếng chọc ghẹo vang lên ầm ỷ.
- Tân, làm ăn gì được không mày?
- Coi thằng Bình kìa tụi mày. Mặt đầy son môi, vai ướt sũng nước mắt... em dzợ nó.
- Ê, Công ngủ! Giơ cao ngón tay trỏ lên mày. Sao không lấy bao nylon bọc lại? Trời ơi để khơi khơi thế kia bay cha nó mất mùi!
Bên trong thì vui nhộn, bên ngoài không ai trả lời. Vĩnh thốt nhiên phát cười. Rõ thật người ngoài cười nụ người trong khóc thầm! Chút nữa đây chúng mày sẽ được thăm, rồi sẽ được hiểu tại sao có những đám ma trong lòng.
Bọn vệ binh áp tải về đến cổng trại 1 thì bàn giao lại cho ban kiểm soát. Lại chào kính, lại hô hoán, lại điểm danh báo cáo. Tuy nhiên sau màn này, mọi người còn phải trải qua một màn kiểm soát tại chỗ tất cả các phẩm vật được gia đình tiếp tế.
Đầu tiên một tên quản giáo lên giọng nhắc nhở một cách nghiêm khắc.
- Tất cả thư từ tiền bạc nhận được của thân nhân phải được để trước mặt. Thư sẽ được kiểm duyệt và tiền bạc quý kim sẽ phải làm thủ tục lưu ký. Ai dấu diếm coi như vi phạm luật pháp nhà nước và bị trừng trị theo đúng mức độ vi phạm.
Mọi người tuân lệnh đặt thư và tiền bạc trước mặt, ngay trên đất. Vĩnh không có thư. Anh chỉ có 100 đồng tiền mới. Đây là một vi phạm, vì theo như nội quy đã được học tập, mọi cải tạo viên chỉ có quyền nhận của gia đình mỗi kỳ 20 đồng. Lúc này kẹt quá, Vĩnh liếc quanh tìm chỗ dấu. Dấu đâu bây giờ? Sau cùng Vĩnh nẩy ra một ý nghĩ "được ăn cả, ngã về không". Anh cầm mớ tiền vốn đã được vợ anh cuộn lại thật nhỏ, chằng dây thun cẩn thận quăng nhanh vào một đống cỏ rác nằm ngay cửa cổng trại 1. Nếu không ai nhìn thấy và lượm được, chút nữa đây khi những màn kiểm soát thăm viếng chấm dứt, chiều đến anh có thể tản bộ đến gần cổng và thu lại trăm bạc đó không mấy khó khăn. Giải quyết được vấn đề dấu tiền rồi, Vĩnh bình thản bày tất cả mọi thứ trong hai cái giỏ lớn ra trước mặt.
Hơn mười thằng vệ binh được lệnh ra khám xét. Hai thằng khác làm nhiệm vụ kiểm tiền và lần lượt ghé thăm từng người tịch thu những lá thư để trước mặt, sau khi hỏi tên tuổi, tổ, đội với lời hứa hẹn sẽ được các quản giáo đội hoàn trả nếu thư có nội dung đúng quy định. Riêng tiền, tất cả được bỏ ngay vào túi nếu là 20 đồng. Số còn lại trại sẽ lưu giữ và cho ký tên ký thác tại chỗ.
Vĩnh nhìn sang Kim đứng bên cạnh. Nó ngó anh bằng ánh mắt cầu cứu. Vĩnh biết Kim chậm chạp, chắc đang điên đầu không biết làm cách nào giấu tiền. Vĩnh khỏi khẽ.
- Nhiều tiền không?
Kim gật đầu. Vĩnh hỏi luôn. Đâu rồi?
Kim ngó dáo dác rồi chỉ nhanh lên miệng. Khi hiểu ra Vĩnh cố nhịn cười. Chắc hẳn cu cậu hiện đang ngậm trong mồm vài trăm bạc không chừng. Mà như thế thì vừa nguy hiểm vừa có thể... ứ hơi mà chết. Vĩnh nói khẽ.
- Tôi dấu được rồi. Tìm cách thẩy tiền qua đây tôi dấu hộ cho.
Sau khi nhìn ngang liếc dọc, Kim làm bộ cúi xuống đống đồ đạc và nhả vội khỏi miệng một bọc nylon. Nó quan sát chung quanh. Mấy tên vệ binh còn lo kiểm soát những người khác. Kim yên tâm đá mớ tiền sang cho Vĩnh. Vừa lúc ấy tên quản giáo Dương xuất hiện ngay cạnh Vĩnh. Vĩnh điếng hồn. Gói tiền của Kim hiện đang nằm giữa trời giữa đất. Quản giáo Dương ngó Vĩnh đăm đăm. Sau cùng hắn hỏi vu vơ.
- Sáng nay tao nhớ hình như mày cũng tắm truồng ngoài giếng phải không?
Vĩnh vội lắc đầu.
- Thưa anh tôi đâu có tắm rửa gì.
- Mày đội mấy?
Muốn đánh tan mối nghi ngờ của thằng chó đẻ, chỉ có cách duy nhất nói dối cho xong chuyện. Nó tin thì thoát cái tai kiếp vào phút cuối này. Bằng nó biết mình bố láo thì thây kệ, muốn ra sao thì ra. Vĩnh đáp ngay.
- Dạ tôi đội 14.
Kim đang lo cái vụ gói tiền, lại thấy Vĩnh dám nói dối thằng quản giáo đa sự nhất của trại 1, nó hốt hoảng ra mặt. Cũng may, quản giáo Dương tin lời Vĩnh. Hắn ngó xuống nhìn qua những món ăn của Vĩnh rồi lắc đầu.
- Ăn cho lắm vào chỉ tổ thêm phản động. Nói xong hắn quay trở lại nhà kiểm soát. Vĩnh nhìn theo, anh thấy Tuấn, Minh, Đáp và vài ba tay nữa vẫn cúi đầu trên những mảnh giấy làm bản tự kiểm.
Nhanh như máy Vĩnh xàng xê một bước và gói tiền của Kim đã văng vào đống đồ ăn hỗn độn của Vĩnh. Vĩnh cầm gói tiền quăng nhanh vào đống rác.
Vừa lúc ấy, tên vệ binh khám đồ đã đến cạnh Kim.
- Sao, tiền và thư đâu?
Kim hiên ngang.
- Dạ tôi không có một xu teng nào.
Tên vệ binh hơi cáu với lối trả lời hơi thiếu nghiêm túc đó. Nó giở giọng ngay.
- Ăn nói cho nghiêm túc. Xu teng là cái gì? Tôi còng đầu anh bây giờ.
Kim vội thấp giọng. - Thưa anh tôi không có tiền và thư. Tôi chỉ có quà.
- Chắc không?
- Dạ chắc.
- Khám thấy thì sao?
- Thưa anh cứ khám cho. Đồ đạc của tôi chỉ có từng này.
Bắt già bắt non một lúc, sau cùng tên vệ binh cũng chỉ khám qua vài lọ mắm ruốc, ít cân lạp xưởng, dăm gói thuốc thơm, ít cân đường... rồi bỏ sang người khác.
Mọi người được lệnh thu đồ vào bao và được phép nhập trại trở về phòng. Vĩnh xách hai giỏ quà lên đi theo anh em. Khi vượt qua cổng trại, anh kín đáo ngó hai gói tiền vẫn nằm phơi thây trên đống rác.
Khi mọi người đã vào hẳn trong trại thì bạn bè mới túa ra. Dù có buồn chín ruột cũng phải cười nói với mọi người. Hóa, Tiến, Huy, Dương, Ý, Tạc và một lô bạn bè khác nhào tới khênh tiếp những gói quà của Vĩnh và Kim về nhà.
Sau những màn trả lời đủ thứ loại câu hỏi của các bạn, kết thúc dĩ nhiên là một chầu ăn uống tập thể. Bao nhiêu đồ ăn tươi như gà quay, thịt quay bánh hỏi, bánh ú bánh tét, cam vân vân và vân vân của Kim và Vĩnh đều được anh em thành khẩn kính cẩn lôi ra bày một bàn bên hông nhà. Ăn, uống, cười, tán thôi thì đủ chuyện. Nhà nào cũng có người được thăm, nên nhà nào cũng có cảnh tụ tập ăn uống. Hết ăn uống tới màn hút sách. Bánh thuốc lào Vĩnh Bảo của Vĩnh được chiếu cố tận tình. Những cái điếu cày thay phiên nhau rú lên xồng xộc. Thân cũng như không thân, ai cũng nhào vào bấu một bi để chơi một phát. Thuốc xiện mấy khi được chơi. Nhưng chơi rồi không thiếu anh bật ngửa, sùi bọt mép và mắt trắng dã vì say.
Vĩnh để mặt cho các bạn ăn hút tiếp tục, anh mò ra cổng và lấy lại được hai gói tiền. Anh quay vào nhà thu vén lại mớ đồ khô được gia đình tiếp tế. Tiến và Hóa cũng mò theo. Rồi Kim nữa. Anh trả cho Kim gói tiền của nó. Xong đâu đấy, anh ngả lưng xuống nền nhà cho đỡ mệt.
Tiến bỗng hỏi.
- Vụ truyền đơn ra sao?
Vĩnh ngao ngán.
- Không biết gì cả! Hình như chỉ là tin đồn.
- Còn vụ Trần Văn Đôn ra sao?
- Cũng tin đồn nốt!
Kim bỗng len vào.
- Moa nghe bà xã moa nói rằng thật sự đã có những lực lượng trở về. Ông Kỳ tự phong thống chế hay thống soái gì đó.
Hóa cầm lấy một quả chanh mân mê trên tay, giọng ngao ngán chơi luôn một câu vè.
Sân Khấu có Hùng Cường Chính trường có Râu Kẽm
Mẹ bố chúng mày sao chúng mày dễ tin đến thế!
Chẳng ai lưu tâm đến câu phá ngang của Hóa. Tiến thúc Kim.
- Kệ nó. Mày nói tiếp đi. Vợ mày nói sao nữa?
- Thì đại để ông Kỳ nắm chính phủ. Ông Trưởng nắm quân lực. Các đảng phái cũng nổi lên đánh đấm tùm lum hết. Nhất là vùng tam biên. Nhiều vùng kinh tế mới đã bị bỏ hoang vì quân quốc gia Việt Miên phối hợp hành quân đánh phá dữ lắm. Đặc biệt những vùng thuộc hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài thường xuyên có những cuộc bạo động chống đối. Áp lực quốc tế cũng chẳng vừa gì. Rất có nhiều hy vọng tụi nó sẽ phải trải chiếu hoa mời mình rời trại về đoàn tụ với gia đình cuối năm nay.
Vĩnh không muốn nghe nữa. Thực tâm anh cũng nóng ruột ghê gớm. Nếu không nóng ruột anh đã chẳng hỏi gia đình. Tuy nhiên sau khi thăm, sau khi nhìn thấy tận mắt sự mỏi mệt của người nhà, anh vẫn linh tính thấy rằng giờ trọng đại chưa thể xảy ra. Không có gì làm căn cứ vững chắc cho linh tính của anh, tuy nhiên anh vẫn thấy bi quan thật nhiều. Thôi cứ để tối nay, sau nhiều đợt thăm nuôi, sẽ có muôn ngàn nguồn tin khác nhau, Vĩnh dặn lòng, rồi sẽ thu nhập và gạn lọc xem sao! Nghĩ rồi Vĩnh vươn vai đứng lên. Anh muốn đi tắm, muốn xả hết những băn khoăn, bực bội, nhớ thương, hồ nghi, tin tưởng trên người mình xuống các cống rãnh cho nhẹ nhõm tâm hồn. Anh muốn được hưởng một buổi chiều thật cô độc. Nằm nhớ đến những đứa con trai, những đứa con trai khốn khổ của anh đã phải sinh ra trong thời mất nước do sự đớn hèn của cha anh.
Ông Đáp, Minh chuột và Tuấn phi công chợt xuất hiện nơi cửa. Ba nét mặt đám ma. Họ trở về chỗ nằm, ngồi vật xuống bên cạnh sự thăm hỏi và chia buồn của anh em. Riêng Vĩnh, Vĩnh kềm lòng thật dữ mới không phát lên một câu nói chia vui. Và rồi trên đường ra giếng, anh bỗng thấy mình vẫn còn may, ấy là lũ nhỏ không đi thăm, không thấy bố nó phải giở nón, phải đứng nghiêm, phải dạ dạ vâng vâng trước mặt quân thù...
(còn tiếp)
Tuổi dẫu cao nhưng lòng vẫn thế
Đàn chim xa xứ mãi yêu thương
NHH
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "pd219" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to pd219+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/pd219/1690985967.1900539.1671474639066%40mail.yahoo.com.
'Dq`' via KQVN <kqvietnam@googlegroups.com>Unsubscribe
Mon, Dec 19 at 10:30 AM
Chương 38
Khu
thăm nuôi nằm ngay góc trại 4. Nó gồm mấy dãy nhà tranh vách ván được
tù dựng lên gần đây. Trước mặt nó là con đường chính trải nhựa chạy từ
cổng trại An Dưỡng và chấm dứt phía cuối bệnh xá.
Khi đám tù được thăm của trại 1, trong đó có Vĩnh, vừa tới gần khu vực thăm nuôi, thì thân nhân đã chờ sẵn đứng dọc theo hàng rào ngăn khu thăm nuôi với con lộ từ trại 1 dẫn ra. Như mọi người, Vĩnh vừa đi vừa nhìn những người đứng đón ấy. Anh biết chắc trong đám người ấy có thân nhân anh. Những người khác chắc chắn cũng biết như vậy. Tuy nhiên, thật lạ lùng! Khi đám tù của trại 1 đi hết dãy hàng rào, tiến tới ngã ba lộ chính, rẽ phải để bước tới trước cổng trại thăm nuôi, hầu như chẳng mấy ai nhận được ra ai. Hình như chỉ có một hai người đứng trong hàng rào nhận ra người thân của mình. Họ gọi ơi ới vài tiếng tắc nghẹn rồi rú lên khóc với nhau.
Bước vào cổng trại, theo đúng thủ tục, người trưởng toán thăm nuôi cũng là một tên tù, phải so hàng anh em, ra lệnh bỏ nón mũ xuống trước khi hô nghiêm nghỉ, điểm danh nhân số và trình diện tên vệ binh phụ trách khu thăm nuôi. Khi cuộc điểm danh báo cáo vừa chấm dứt thì những thân nhân đã chạy ào ra vây chung quanh. Tù và người thân giờ này đã có thể nhìn ra nhau, nhìn ra nhau qua một màn sương mỏng của nước mắt và tủi hờn. Những tiếng khóc rưng rức của những người vợ trẻ, những tiếng kêu gào ối con ơi con ơi của những bà mẹ già, những thái độ ngỡ ngàng xa lạ của bầy con thơ khi nhìn thấy cha anh; tất cả hòa lại với nhau thành một quang cảnh lạ lùng mà tuồng như trước đó chưa ai trải qua bao giờ.
- Anh ấy đây rồi!
Vĩnh nghe thấy một giọng nói thật quen rú lên bên cạnh. Anh ngoái lại. Bà kế mẫu của anh mắt đỏ hoe, giọng nghẹn ngào, chạy tới níu lấy vai Vĩnh. Vĩnh xúc động quá, ôm chặt lấy bà. Bà vừa nói không ra tiếng, vừa đưa tay rờ rẫm vai anh, cánh tay anh, vừa cuống quýt lôi anh đi. Hà nó trong nhà. Nó giữ chỗ ngồi và canh đồ đạc.
Một tiếng thét thốt nhiên vang lên. Tiếng thét của tên vệ binh.
- Chưa ai được rời hàng. Tôi nhắc lại, chưa ai được rời hàng. Yêu cầu tất cả thân nhân của các cải tạo viên trở vào nhà thăm ngồi đợi. Vĩnh vội vàng đẩy nhẹ bà kế mẫu ra, nói nhỏ.
- Mợ vào trong ngồi chờ con. Đừng khóc lóc.
Bà kế mẫu nhất định không vào nhà. Bà chỉ đứng lùi ra sau vài bước như để xem con bà còn phải trải qua những ô nhục nào khác nữa.
Tiếng tên vệ binh lại cất lên, cất lên giữa bao tiếng kêu gọi ơi ới, tiếng khóc của người lớn lẫn trẻ em.
- Trước khi vào nhà thăm gặp thân nhân, tôi quán triệt sơ bộ các anh rằng thì là phải có thái độ thăm nuôi nghiêm túc. Cấm mọi luyến ái phản văn hóa dân tộc. Cấm mọi cử chỉ bú mồm bú môi. Cấm...
Sau khi nhắc nhở một loạt những cái cấm, tên vệ binh tiếp. Theo quy định, các anh phải ngồi đúng hàng ghế dành cho các cải tạo viên. Mười lăm phút thăm chính thức được tính từ lúc các anh ngồi vào vị trí. Khi có lệnh của cán bộ thông báo hết giờ thăm, phải nhanh chóng giải phóng mọi tình cảm quyến luyến, nhanh chóng tiếp thu quà cáp và ra địa điểm tập họp khẩn trương. Mọi sai trái sẽ bị xử lý tại chỗ.
Sau đó mọi người được tan hàng. Lúc này cảnh nháo nhào mới thực sự xảy ra. Thôi thì đủ thứ níu kéo, đủ thứ kêu gào la khóc. Vĩnh lặng lẽ chạy đến ôm lấy vai bà kế mẫu. Hai mẹ con bước vào nhà thăm. Vợ anh lúc này đang đứng nơi cửa. Không khóc nhưng thật ngậm ngùi. Cả ba kéo nhau vào chỗ ngồi. Hai người ngồi nơi hàng ghế đối diện. Vĩnh ngồi nơi hàng ghế dành cho tù. Trước khi nói chuyện, anh thả mắt quan sát một vòng. Căn phòng thăm có ba dãy bàn ghế, mỗi dãy dài chừng mười thước. Mặt bàn rộng chừng mười thước rưỡi. Nơi đầu mỗi dãy bàn có một cái ghế đẩu. Trên mỗi ghế đẩu đều có một thằng vệ binh ngồi lõ mắt quan sát mọi người. Quan sát xong, Vĩnh quay lại hai người thân. Anh nhìn vợ rồi nhìn mẹ. Ai cũng rơm rớm nước mắt. Anh tính nói nhưng một anh bạn ngồi cạnh đã nói giùm câu nói ấy với vợ con anh ta.
- Đã bảo đừng khóc. Khóc trước mặt kẻ thù nó khinh chung cả đám!
Vợ anh bây giờ mới lên tiếng.
- Các con chúng đòi đi nhưng ông nội không cho đi. Thôi để lần tới...
Bà kế mẫu của anh chen vào. Giọng đầy e ngại.
- Nghe nói anh phù thũng và kiết lỵ. Hết chưa?
- Hết rồi mợ ạ.
Bà lắc đầu.
- Gầy quá đi thôi! Gầy quá đi thôi!
Vợ anh bỗng nói.
- Ngoài quà, cả họ góp gửi cho anh cả tiền đây. Trong này có câu lạc bộ không?
Vĩnh bỗng thương xót cho người ở nhà. Trời ơi, không hiểu làm cách nào để nói cho họ biết rằng nơi đây là trại tù, tù khổ sai Cộng sản. Nơi đây không phải là quân trường Quang Trung, hoặc Thủ Đức, Nha Trang hay Đà Lạt... Nghĩ thế nhưng anh cũng phải gật đầu.
- Có, có câu lạc bộ.
- May quá, vậy kỳ này anh có tiền, ráng dè xẻn mua thêm thức ăn tẩm bổ. Đừng rượu chè thức khuya nghe anh.
Nghe vợ nói, Vĩnh cười cũng không xong mà mếu cũng không nổi. Anh chỉ biết gật đầu. Vì đã dự trù câu chuyện để không phí thì giờ, anh vào đề ngay.
- Bây giờ mợ và em để anh hỏi những cái cần thiết, đừng nói lung tung nữa, phí thì giờ lắm! Cậu có khỏe không.
- Khỏe.
- Các con ra sao?
- Lớn tướng. Khoa và Nguyên đều đi học cả rồi. Thằng Khoa sang ở với ông nội. Thằng Trung hơi gầy và giống con gái lắm.
- Tốt. Ăn uống thế nào. Có độn không?
Nghe hỏi, vợ anh liếc nhìn mẹ anh. Bà kế mẫu bỗng ngắt ngang.
- Trong này anh cứ lo thân anh, giữ gìn sức khỏe. Đừng lo gì cho người ở nhà cả. Thừa no, thiếu đủ.
Vĩnh vẫn không an tâm, vẫn hỏi.
- Tụi nhỏ có được ăn cơm, ăn thịt không?
Nghe cật vấn, bà kế mẫu của anh khẳng định.
- Người lớn thì có độn. Nhưng con nít thì dứt khoát không ai để cho nó phải ăn độn.
Nghe trả lời, Vĩnh yên tâm. Anh lại hỏi.
- Tụi con cái anh Túy và chú Sơn như thế nào?
- Cũng thế.
- Mợ à. Có tin tức gì của anh Túy và chú Sơn không? Chú Môn ra sao? Cậu Tín nữa? Còn tụi thằng Hùng thằng Thái chúng ra sao hả mợ?
Vợ anh len vào trả lời thay cho bà cụ đang bận bóc một cái bánh dầy đậu.
- Anh Túy bị lôi ra Bắc lâu rồi. Cả nhà không có tin. Chú Sơn thì bị giam ở Katum. Cô Nguyệt có đi thăm rồi. Còn chú Môn cậu Tín thì không biết giam ở đâu. Hùng, Thái giờ đôi mươi cả rồi. Nhà đang lo cho các chú ấy thoát nghĩa vụ...
Bà kế mẫu đã bóc xong cái bánh. Bà đưa cho Vĩnh, thúc hối.
- Ăn đi, con ăn cái bánh này đi. Mợ có mua cả bánh dầy giò nữa. Cứ nhẩn nha. Vĩnh liếc nhìn tên vệ binh đang kín đáo quan sát mọi người. Nó vừa ngó xuống đồng hồ tay. Vĩnh sốt ruột vì thấy mình chưa hỏi xong những câu hỏi cần thiết. Anh khoa tay.
- Mợ cứ để đó chút nữa con ăn. Con cần nhiều cái khác hơn cần ăn lúc này.
Bà kế mẫu nghe vậy nhưng vẫn thúc Vĩnh ăn. Vĩnh đành cầm lấy cái bánh, hỏi tiếp bằng giọng ngắn gọng.
- Đây là những điều con muốn biết nhất. Mợ và em trả lời cho đúng sự thật nếu biết, bằng không nhớ đừng nói gì nhiều. Thứ nhất có thật ở Sài Gòn được rải truyền đơn kêu gọi đứng lên lật đổ Cộng sản và truyền đơn được ký tên thống chế Nguyễn Cao Kỳ và đại tướng Ngô Quang Trưởng hay không?
Hai người nghe xong đều ngơ ngác. Mãi lúc sau bà kế mẫu anh mới thều thào.
- À, trước đây cũng có nghe đồn như thế. Nhưng nghe đồn truyền đơn được rải đâu mãi vùng Tây Ninh, chứ không phải ở Sài Gòn.
- Họ hàng nhà mình có ai được tận mắt nhìn thấy truyền đơn không?
Vợ anh bỗng len vào.
- Ôi Sài Gòn thì có hàng triệu thứ tin đồn, hơi đâu anh bận tâm cho mệt.
Biết là cả hai người không nắm vững chuyện này, Vĩnh hỏi câu khác.
- Những vùng quanh Sài Gòn có đụng độ không?
- Đụng độ là sao?
- Thì quân mình về phá rối.
Mẹ anh như hiểu ra, bà vội nói.
- Thì cũng nghe đồn thôi chứ có ai thấy gì đâu!
- Thôi được. Bây giờ con hỏi một câu nữa. Hệ thống công an của tụi nó ở Sài Gòn hoạt động có mạnh không? Con muốn nói nếu con trốn về nhà liệu có lẩn khuất sống nổi không?
Đến đây thì cả mẹ lẫn vợ của Vĩnh đều tái mặt. Mẹ anh trợn mắt.
- Chết! Chết! Không được đâu. Bây giờ họ tổ chức khu phố chặt chẽ lắm. Mười nóc gia lại có một công an khu vực. Lại còn có tổ trưởng tổ phó khu phố. Họp hành, học tập, kiểm thảo, tố giác hàng đêm. Con làm bậy là chết đấy.
Nghe mẹ trả lời, Vĩnh không thể không ngao ngán. Tuy nhiên anh cũng hỏi vớt vát câu nữa.
- Mợ có tin rằng trong rừng như Bình Dương, Tây Ninh chẳng hạn, có quân ta đóng trong đó không?
Ý nghĩ trốn trại của Vĩnh vừa bộc lộ khi nãy thực sự đã làm bà cụ hoảng, thành thử cụ lắc đầu nguầy nguậy.
- Mợ không thể trả lời anh được, vì thật sự mợ không biết gì. Còn phải lo kiếm sống chứ!
Vĩnh quay sang vợ.
- Em có nghe đài VOA và BBC không?
- Thỉnh thoảng thôi anh. Với lại em đâu có thì giờ.
- Vậy em có nghe người ta đồn rằng Trần Văn Đôn đã lập chính phủ lưu vong tại Pháp, em có nghe thấy không?
Vợ anh bỗng nói một câu không ngờ.
- Thôi anh ơi. Hơi đâu anh tin những chuyện như vậy! Bọn giá áo túi cơm ấy đến giờ này mà anh vẫn còn tin tưởng hay sao?
Vĩnh hơi bực. Anh tính cự vợ một câu rằng chuyện này không phải là chuyện tin tưởng hay không tin tưởng. Tuy nhiên, nghĩ sao anh lại dằn lòng xuống.
Anh nhìn vợ một thoáng và thấy thương cảm đầy lòng. Anh nói một câu như để an ủi.
- Thôi quên mấy chuyện đó đi. Chỉ vì anh sốt ruột thôi. Bên gia đình em thế nào? Ông Hanh ông Minh ông Thủy ra sao?
- Anh Hanh chị Mỹ đi thoát trước 30 tháng Tư rồi. Anh Minh anh Thủy đi trình diện theo dạng y dược sỹ giờ này vẫn chưa về...
Vĩnh đang tính hỏi thêm vài câu nữa thì tiếng kẻng vang lên. Mấy tên vệ binh ngồi trên ghế đều đồng loạt đứng phắt dậy. Một tên nói lớn: Giờ thăm viếng đã hết. Yêu cầu tất cả các cải tạo viên ra địa điểm tập họp trở về trại. Yêu cầu các thân nhân ở nguyên trong phòng...
Vĩnh đứng lên như mọi người. Anh giúp tay hai người thân thu đồ đạc quà cáp vào hai cái giỏ lớn và trước khi chia tay, anh nói.
- Lần sau nếu có được thăm, mợ đừng đi nữa. Mợ ở nhà cho khỏe nhưng nhớ cho thằng Hùng nó lên thăm con. Anh quay sang vợ nói nhỏ. Em bảo chú Hùng chịu khó nghe VOA và BBC, lần sau vào báo cáo cho anh biết tin tức của thế giới liên quan tới nước mình. Nhớ nhé!
Nói thì nói thế, thực tế hai người có đang nghe anh đâu. Người nào cũng nghẹn ngào, rơm rớm nước mắt và thốt không nên lời. Anh cố mỉm cười trấn an.
Trong lúc người ta kéo nhau ra cửa, sự lộn xộn ấy giúp Vĩnh cúi xuống rút được lá thư dấu trong chiếc guốc dưới chân và nhét thật nhanh vào túi áo vợ. Anh dặn khẽ vợ đọc kỹ và làm đúng những lời anh dặn trong thư. Coi chừng chúng nó xét. Trường hợp bị xét, thủ tiêu ngay lá thư không anh tiêu tùng.
Rồi thì cuối cùng cũng phải chia tay. Vĩnh bước ra địa điểm tập họp. Anh thoáng thấy Kim đang đứng nấp sau một cái connex gần đó. Anh nhìn thấy đứng tựa cái connex là một phụ nữ còn rất trẻ. Vĩnh đoán đó là vợ Kim. Họ đang xoắn lấy nhau như hai cái rễ cây cổ thụ. Vĩnh tính kêu lớn một tiếng để ghẹo, nhưng rồi nghĩ làm như vậy có vẻ hơi vô ý thức, lại có thể nguy hiểm cho bạn, Vĩnh lẳng lặng xách hai cái giỏ bước đến chỗ tập họp. Ngoài vuông sân khu thăm nuôi lại vang lên cái điệp khúc của tiếng khóc và tiếng kêu gọi lẫn nhau. Cả mẹ và vợ anh lúc này đều khóc. Họ tiến tới sát người anh và dặn dò đủ thứ chuyện. Vĩnh ngó vợ lòng bồi hồi thương cảm. Bỗng nhiên anh tự trách mình sao lòng chai đá! Suốt cuộc thăm viếng, dù ngắn ngủi, anh vẫn chưa nói được với vợ một câu trìu mến. Hay là mình quá hèn nhát? Hèn nhát đến độ không dám hôn vợ mình một cái?
Ngoài cổng trại thăm đã thấy xuất hiện nhiều đội hình tù cải tạo khác. Họ đang được hướng dẫn bước vào khu thăm nuôi. Tên vệ binh phụ trách hướng dẫn tù của trại 1 đã hò hét bắt người đại diện tập họp anh em cho khẩn trương. Rồi thì những người thân bị xua đuổi dạt ra xa. Đội hình trại 1 được thiết lập mau chóng không thiếu một ai. Tiếng hô hoán, tiếng điểm danh, tiếng báo cáo lại vang lên. Vĩnh không sao tránh khỏi cảm giác ngượng ngùng khi thấy mẹ và vợ chầm chầm ngó anh đang làm những động tác chào kính và tuân lệnh thật đốn mạt của kẻ thua trận! Bỗng dưng anh thấy trong lòng đau đớn, đau lắm; cái đau của một vết thương vô hình một lần nữa lại rách ra và hành hạ anh kịch liệt. Chao ôi, đời một chiến binh! Một chiến binh hèn hạ, thua trận và không dám tự sát như những chiến hữu khác.
Thốt nhiên anh quay lại phía vợ, nói lớn.
- Thôi, lần sau có đi thăm, tuyệt đối đừng cho các con vào đây nghe em.
Đôi mắt vợ anh rực lên một nét thắc mắc, nhưng không hỏi. Khi bước ra cổng trại trong đội hình hàng tư, Vĩnh không ngoái lại thêm một lần nào nữa. Hai tay xách nặng, anh lầm lũi đi theo các bạn như một kẻ đã mất hết cảm giác. Anh chẳng nhìn rõ cảnh vật chung quanh. Khu thăm nuôi với những tiếng động của loài người đích thực đã dần dần xa hẳn. Kim đi gần anh và hình như nó cũng có cùng một tâm trạng. Nói chung ai cũng thế. Ai cũng đang rơi vào một tình trạng muốn tự hỏi rằng sao cuộc thăm viếng không vui, không thỏa mãn như giấc mộng của hơn một năm qua. Mười lăm phút đã nói được gì? Tại sao mình quên điều này, quên điều nọ? Toàn những điều tối cần thiết mà lại quên.
Khi đoàn tù được thăm lần đầu về tới lãnh vực trại 1, thì bên trong trại, bạn bè đã đứng dọc hàng rào như để chào mừng. Những tiếng gọi, tiếng chọc ghẹo vang lên ầm ỷ.
- Tân, làm ăn gì được không mày?
- Coi thằng Bình kìa tụi mày. Mặt đầy son môi, vai ướt sũng nước mắt... em dzợ nó.
- Ê, Công ngủ! Giơ cao ngón tay trỏ lên mày. Sao không lấy bao nylon bọc lại? Trời ơi để khơi khơi thế kia bay cha nó mất mùi!
Bên trong thì vui nhộn, bên ngoài không ai trả lời. Vĩnh thốt nhiên phát cười. Rõ thật người ngoài cười nụ người trong khóc thầm! Chút nữa đây chúng mày sẽ được thăm, rồi sẽ được hiểu tại sao có những đám ma trong lòng.
Bọn vệ binh áp tải về đến cổng trại 1 thì bàn giao lại cho ban kiểm soát. Lại chào kính, lại hô hoán, lại điểm danh báo cáo. Tuy nhiên sau màn này, mọi người còn phải trải qua một màn kiểm soát tại chỗ tất cả các phẩm vật được gia đình tiếp tế.
Đầu tiên một tên quản giáo lên giọng nhắc nhở một cách nghiêm khắc.
- Tất cả thư từ tiền bạc nhận được của thân nhân phải được để trước mặt. Thư sẽ được kiểm duyệt và tiền bạc quý kim sẽ phải làm thủ tục lưu ký. Ai dấu diếm coi như vi phạm luật pháp nhà nước và bị trừng trị theo đúng mức độ vi phạm.
Mọi người tuân lệnh đặt thư và tiền bạc trước mặt, ngay trên đất. Vĩnh không có thư. Anh chỉ có 100 đồng tiền mới. Đây là một vi phạm, vì theo như nội quy đã được học tập, mọi cải tạo viên chỉ có quyền nhận của gia đình mỗi kỳ 20 đồng. Lúc này kẹt quá, Vĩnh liếc quanh tìm chỗ dấu. Dấu đâu bây giờ? Sau cùng Vĩnh nẩy ra một ý nghĩ "được ăn cả, ngã về không". Anh cầm mớ tiền vốn đã được vợ anh cuộn lại thật nhỏ, chằng dây thun cẩn thận quăng nhanh vào một đống cỏ rác nằm ngay cửa cổng trại 1. Nếu không ai nhìn thấy và lượm được, chút nữa đây khi những màn kiểm soát thăm viếng chấm dứt, chiều đến anh có thể tản bộ đến gần cổng và thu lại trăm bạc đó không mấy khó khăn. Giải quyết được vấn đề dấu tiền rồi, Vĩnh bình thản bày tất cả mọi thứ trong hai cái giỏ lớn ra trước mặt.
Hơn mười thằng vệ binh được lệnh ra khám xét. Hai thằng khác làm nhiệm vụ kiểm tiền và lần lượt ghé thăm từng người tịch thu những lá thư để trước mặt, sau khi hỏi tên tuổi, tổ, đội với lời hứa hẹn sẽ được các quản giáo đội hoàn trả nếu thư có nội dung đúng quy định. Riêng tiền, tất cả được bỏ ngay vào túi nếu là 20 đồng. Số còn lại trại sẽ lưu giữ và cho ký tên ký thác tại chỗ.
Vĩnh nhìn sang Kim đứng bên cạnh. Nó ngó anh bằng ánh mắt cầu cứu. Vĩnh biết Kim chậm chạp, chắc đang điên đầu không biết làm cách nào giấu tiền. Vĩnh khỏi khẽ.
- Nhiều tiền không?
Kim gật đầu. Vĩnh hỏi luôn. Đâu rồi?
Kim ngó dáo dác rồi chỉ nhanh lên miệng. Khi hiểu ra Vĩnh cố nhịn cười. Chắc hẳn cu cậu hiện đang ngậm trong mồm vài trăm bạc không chừng. Mà như thế thì vừa nguy hiểm vừa có thể... ứ hơi mà chết. Vĩnh nói khẽ.
- Tôi dấu được rồi. Tìm cách thẩy tiền qua đây tôi dấu hộ cho.
Sau khi nhìn ngang liếc dọc, Kim làm bộ cúi xuống đống đồ đạc và nhả vội khỏi miệng một bọc nylon. Nó quan sát chung quanh. Mấy tên vệ binh còn lo kiểm soát những người khác. Kim yên tâm đá mớ tiền sang cho Vĩnh. Vừa lúc ấy tên quản giáo Dương xuất hiện ngay cạnh Vĩnh. Vĩnh điếng hồn. Gói tiền của Kim hiện đang nằm giữa trời giữa đất. Quản giáo Dương ngó Vĩnh đăm đăm. Sau cùng hắn hỏi vu vơ.
- Sáng nay tao nhớ hình như mày cũng tắm truồng ngoài giếng phải không?
Vĩnh vội lắc đầu.
- Thưa anh tôi đâu có tắm rửa gì.
- Mày đội mấy?
Muốn đánh tan mối nghi ngờ của thằng chó đẻ, chỉ có cách duy nhất nói dối cho xong chuyện. Nó tin thì thoát cái tai kiếp vào phút cuối này. Bằng nó biết mình bố láo thì thây kệ, muốn ra sao thì ra. Vĩnh đáp ngay.
- Dạ tôi đội 14.
Kim đang lo cái vụ gói tiền, lại thấy Vĩnh dám nói dối thằng quản giáo đa sự nhất của trại 1, nó hốt hoảng ra mặt. Cũng may, quản giáo Dương tin lời Vĩnh. Hắn ngó xuống nhìn qua những món ăn của Vĩnh rồi lắc đầu.
- Ăn cho lắm vào chỉ tổ thêm phản động. Nói xong hắn quay trở lại nhà kiểm soát. Vĩnh nhìn theo, anh thấy Tuấn, Minh, Đáp và vài ba tay nữa vẫn cúi đầu trên những mảnh giấy làm bản tự kiểm.
Nhanh như máy Vĩnh xàng xê một bước và gói tiền của Kim đã văng vào đống đồ ăn hỗn độn của Vĩnh. Vĩnh cầm gói tiền quăng nhanh vào đống rác.
Vừa lúc ấy, tên vệ binh khám đồ đã đến cạnh Kim.
- Sao, tiền và thư đâu?
Kim hiên ngang.
- Dạ tôi không có một xu teng nào.
Tên vệ binh hơi cáu với lối trả lời hơi thiếu nghiêm túc đó. Nó giở giọng ngay.
- Ăn nói cho nghiêm túc. Xu teng là cái gì? Tôi còng đầu anh bây giờ.
Kim vội thấp giọng. - Thưa anh tôi không có tiền và thư. Tôi chỉ có quà.
- Chắc không?
- Dạ chắc.
- Khám thấy thì sao?
- Thưa anh cứ khám cho. Đồ đạc của tôi chỉ có từng này.
Bắt già bắt non một lúc, sau cùng tên vệ binh cũng chỉ khám qua vài lọ mắm ruốc, ít cân lạp xưởng, dăm gói thuốc thơm, ít cân đường... rồi bỏ sang người khác.
Mọi người được lệnh thu đồ vào bao và được phép nhập trại trở về phòng. Vĩnh xách hai giỏ quà lên đi theo anh em. Khi vượt qua cổng trại, anh kín đáo ngó hai gói tiền vẫn nằm phơi thây trên đống rác.
Khi mọi người đã vào hẳn trong trại thì bạn bè mới túa ra. Dù có buồn chín ruột cũng phải cười nói với mọi người. Hóa, Tiến, Huy, Dương, Ý, Tạc và một lô bạn bè khác nhào tới khênh tiếp những gói quà của Vĩnh và Kim về nhà.
Sau những màn trả lời đủ thứ loại câu hỏi của các bạn, kết thúc dĩ nhiên là một chầu ăn uống tập thể. Bao nhiêu đồ ăn tươi như gà quay, thịt quay bánh hỏi, bánh ú bánh tét, cam vân vân và vân vân của Kim và Vĩnh đều được anh em thành khẩn kính cẩn lôi ra bày một bàn bên hông nhà. Ăn, uống, cười, tán thôi thì đủ chuyện. Nhà nào cũng có người được thăm, nên nhà nào cũng có cảnh tụ tập ăn uống. Hết ăn uống tới màn hút sách. Bánh thuốc lào Vĩnh Bảo của Vĩnh được chiếu cố tận tình. Những cái điếu cày thay phiên nhau rú lên xồng xộc. Thân cũng như không thân, ai cũng nhào vào bấu một bi để chơi một phát. Thuốc xiện mấy khi được chơi. Nhưng chơi rồi không thiếu anh bật ngửa, sùi bọt mép và mắt trắng dã vì say.
Vĩnh để mặt cho các bạn ăn hút tiếp tục, anh mò ra cổng và lấy lại được hai gói tiền. Anh quay vào nhà thu vén lại mớ đồ khô được gia đình tiếp tế. Tiến và Hóa cũng mò theo. Rồi Kim nữa. Anh trả cho Kim gói tiền của nó. Xong đâu đấy, anh ngả lưng xuống nền nhà cho đỡ mệt.
Tiến bỗng hỏi.
- Vụ truyền đơn ra sao?
Vĩnh ngao ngán.
- Không biết gì cả! Hình như chỉ là tin đồn.
- Còn vụ Trần Văn Đôn ra sao?
- Cũng tin đồn nốt!
Kim bỗng len vào.
- Moa nghe bà xã moa nói rằng thật sự đã có những lực lượng trở về. Ông Kỳ tự phong thống chế hay thống soái gì đó.
Hóa cầm lấy một quả chanh mân mê trên tay, giọng ngao ngán chơi luôn một câu vè.
Sân Khấu có Hùng Cường Chính trường có Râu Kẽm
Mẹ bố chúng mày sao chúng mày dễ tin đến thế!
Chẳng ai lưu tâm đến câu phá ngang của Hóa. Tiến thúc Kim.
- Kệ nó. Mày nói tiếp đi. Vợ mày nói sao nữa?
- Thì đại để ông Kỳ nắm chính phủ. Ông Trưởng nắm quân lực. Các đảng phái cũng nổi lên đánh đấm tùm lum hết. Nhất là vùng tam biên. Nhiều vùng kinh tế mới đã bị bỏ hoang vì quân quốc gia Việt Miên phối hợp hành quân đánh phá dữ lắm. Đặc biệt những vùng thuộc hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài thường xuyên có những cuộc bạo động chống đối. Áp lực quốc tế cũng chẳng vừa gì. Rất có nhiều hy vọng tụi nó sẽ phải trải chiếu hoa mời mình rời trại về đoàn tụ với gia đình cuối năm nay.
Vĩnh không muốn nghe nữa. Thực tâm anh cũng nóng ruột ghê gớm. Nếu không nóng ruột anh đã chẳng hỏi gia đình. Tuy nhiên sau khi thăm, sau khi nhìn thấy tận mắt sự mỏi mệt của người nhà, anh vẫn linh tính thấy rằng giờ trọng đại chưa thể xảy ra. Không có gì làm căn cứ vững chắc cho linh tính của anh, tuy nhiên anh vẫn thấy bi quan thật nhiều. Thôi cứ để tối nay, sau nhiều đợt thăm nuôi, sẽ có muôn ngàn nguồn tin khác nhau, Vĩnh dặn lòng, rồi sẽ thu nhập và gạn lọc xem sao! Nghĩ rồi Vĩnh vươn vai đứng lên. Anh muốn đi tắm, muốn xả hết những băn khoăn, bực bội, nhớ thương, hồ nghi, tin tưởng trên người mình xuống các cống rãnh cho nhẹ nhõm tâm hồn. Anh muốn được hưởng một buổi chiều thật cô độc. Nằm nhớ đến những đứa con trai, những đứa con trai khốn khổ của anh đã phải sinh ra trong thời mất nước do sự đớn hèn của cha anh.
Ông Đáp, Minh chuột và Tuấn phi công chợt xuất hiện nơi cửa. Ba nét mặt đám ma. Họ trở về chỗ nằm, ngồi vật xuống bên cạnh sự thăm hỏi và chia buồn của anh em. Riêng Vĩnh, Vĩnh kềm lòng thật dữ mới không phát lên một câu nói chia vui. Và rồi trên đường ra giếng, anh bỗng thấy mình vẫn còn may, ấy là lũ nhỏ không đi thăm, không thấy bố nó phải giở nón, phải đứng nghiêm, phải dạ dạ vâng vâng trước mặt quân thù...
Khi đám tù được thăm của trại 1, trong đó có Vĩnh, vừa tới gần khu vực thăm nuôi, thì thân nhân đã chờ sẵn đứng dọc theo hàng rào ngăn khu thăm nuôi với con lộ từ trại 1 dẫn ra. Như mọi người, Vĩnh vừa đi vừa nhìn những người đứng đón ấy. Anh biết chắc trong đám người ấy có thân nhân anh. Những người khác chắc chắn cũng biết như vậy. Tuy nhiên, thật lạ lùng! Khi đám tù của trại 1 đi hết dãy hàng rào, tiến tới ngã ba lộ chính, rẽ phải để bước tới trước cổng trại thăm nuôi, hầu như chẳng mấy ai nhận được ra ai. Hình như chỉ có một hai người đứng trong hàng rào nhận ra người thân của mình. Họ gọi ơi ới vài tiếng tắc nghẹn rồi rú lên khóc với nhau.
Bước vào cổng trại, theo đúng thủ tục, người trưởng toán thăm nuôi cũng là một tên tù, phải so hàng anh em, ra lệnh bỏ nón mũ xuống trước khi hô nghiêm nghỉ, điểm danh nhân số và trình diện tên vệ binh phụ trách khu thăm nuôi. Khi cuộc điểm danh báo cáo vừa chấm dứt thì những thân nhân đã chạy ào ra vây chung quanh. Tù và người thân giờ này đã có thể nhìn ra nhau, nhìn ra nhau qua một màn sương mỏng của nước mắt và tủi hờn. Những tiếng khóc rưng rức của những người vợ trẻ, những tiếng kêu gào ối con ơi con ơi của những bà mẹ già, những thái độ ngỡ ngàng xa lạ của bầy con thơ khi nhìn thấy cha anh; tất cả hòa lại với nhau thành một quang cảnh lạ lùng mà tuồng như trước đó chưa ai trải qua bao giờ.
- Anh ấy đây rồi!
Vĩnh nghe thấy một giọng nói thật quen rú lên bên cạnh. Anh ngoái lại. Bà kế mẫu của anh mắt đỏ hoe, giọng nghẹn ngào, chạy tới níu lấy vai Vĩnh. Vĩnh xúc động quá, ôm chặt lấy bà. Bà vừa nói không ra tiếng, vừa đưa tay rờ rẫm vai anh, cánh tay anh, vừa cuống quýt lôi anh đi. Hà nó trong nhà. Nó giữ chỗ ngồi và canh đồ đạc.
Một tiếng thét thốt nhiên vang lên. Tiếng thét của tên vệ binh.
- Chưa ai được rời hàng. Tôi nhắc lại, chưa ai được rời hàng. Yêu cầu tất cả thân nhân của các cải tạo viên trở vào nhà thăm ngồi đợi. Vĩnh vội vàng đẩy nhẹ bà kế mẫu ra, nói nhỏ.
- Mợ vào trong ngồi chờ con. Đừng khóc lóc.
Bà kế mẫu nhất định không vào nhà. Bà chỉ đứng lùi ra sau vài bước như để xem con bà còn phải trải qua những ô nhục nào khác nữa.
Tiếng tên vệ binh lại cất lên, cất lên giữa bao tiếng kêu gọi ơi ới, tiếng khóc của người lớn lẫn trẻ em.
- Trước khi vào nhà thăm gặp thân nhân, tôi quán triệt sơ bộ các anh rằng thì là phải có thái độ thăm nuôi nghiêm túc. Cấm mọi luyến ái phản văn hóa dân tộc. Cấm mọi cử chỉ bú mồm bú môi. Cấm...
Sau khi nhắc nhở một loạt những cái cấm, tên vệ binh tiếp. Theo quy định, các anh phải ngồi đúng hàng ghế dành cho các cải tạo viên. Mười lăm phút thăm chính thức được tính từ lúc các anh ngồi vào vị trí. Khi có lệnh của cán bộ thông báo hết giờ thăm, phải nhanh chóng giải phóng mọi tình cảm quyến luyến, nhanh chóng tiếp thu quà cáp và ra địa điểm tập họp khẩn trương. Mọi sai trái sẽ bị xử lý tại chỗ.
Sau đó mọi người được tan hàng. Lúc này cảnh nháo nhào mới thực sự xảy ra. Thôi thì đủ thứ níu kéo, đủ thứ kêu gào la khóc. Vĩnh lặng lẽ chạy đến ôm lấy vai bà kế mẫu. Hai mẹ con bước vào nhà thăm. Vợ anh lúc này đang đứng nơi cửa. Không khóc nhưng thật ngậm ngùi. Cả ba kéo nhau vào chỗ ngồi. Hai người ngồi nơi hàng ghế đối diện. Vĩnh ngồi nơi hàng ghế dành cho tù. Trước khi nói chuyện, anh thả mắt quan sát một vòng. Căn phòng thăm có ba dãy bàn ghế, mỗi dãy dài chừng mười thước. Mặt bàn rộng chừng mười thước rưỡi. Nơi đầu mỗi dãy bàn có một cái ghế đẩu. Trên mỗi ghế đẩu đều có một thằng vệ binh ngồi lõ mắt quan sát mọi người. Quan sát xong, Vĩnh quay lại hai người thân. Anh nhìn vợ rồi nhìn mẹ. Ai cũng rơm rớm nước mắt. Anh tính nói nhưng một anh bạn ngồi cạnh đã nói giùm câu nói ấy với vợ con anh ta.
- Đã bảo đừng khóc. Khóc trước mặt kẻ thù nó khinh chung cả đám!
Vợ anh bây giờ mới lên tiếng.
- Các con chúng đòi đi nhưng ông nội không cho đi. Thôi để lần tới...
Bà kế mẫu của anh chen vào. Giọng đầy e ngại.
- Nghe nói anh phù thũng và kiết lỵ. Hết chưa?
- Hết rồi mợ ạ.
Bà lắc đầu.
- Gầy quá đi thôi! Gầy quá đi thôi!
Vợ anh bỗng nói.
- Ngoài quà, cả họ góp gửi cho anh cả tiền đây. Trong này có câu lạc bộ không?
Vĩnh bỗng thương xót cho người ở nhà. Trời ơi, không hiểu làm cách nào để nói cho họ biết rằng nơi đây là trại tù, tù khổ sai Cộng sản. Nơi đây không phải là quân trường Quang Trung, hoặc Thủ Đức, Nha Trang hay Đà Lạt... Nghĩ thế nhưng anh cũng phải gật đầu.
- Có, có câu lạc bộ.
- May quá, vậy kỳ này anh có tiền, ráng dè xẻn mua thêm thức ăn tẩm bổ. Đừng rượu chè thức khuya nghe anh.
Nghe vợ nói, Vĩnh cười cũng không xong mà mếu cũng không nổi. Anh chỉ biết gật đầu. Vì đã dự trù câu chuyện để không phí thì giờ, anh vào đề ngay.
- Bây giờ mợ và em để anh hỏi những cái cần thiết, đừng nói lung tung nữa, phí thì giờ lắm! Cậu có khỏe không.
- Khỏe.
- Các con ra sao?
- Lớn tướng. Khoa và Nguyên đều đi học cả rồi. Thằng Khoa sang ở với ông nội. Thằng Trung hơi gầy và giống con gái lắm.
- Tốt. Ăn uống thế nào. Có độn không?
Nghe hỏi, vợ anh liếc nhìn mẹ anh. Bà kế mẫu bỗng ngắt ngang.
- Trong này anh cứ lo thân anh, giữ gìn sức khỏe. Đừng lo gì cho người ở nhà cả. Thừa no, thiếu đủ.
Vĩnh vẫn không an tâm, vẫn hỏi.
- Tụi nhỏ có được ăn cơm, ăn thịt không?
Nghe cật vấn, bà kế mẫu của anh khẳng định.
- Người lớn thì có độn. Nhưng con nít thì dứt khoát không ai để cho nó phải ăn độn.
Nghe trả lời, Vĩnh yên tâm. Anh lại hỏi.
- Tụi con cái anh Túy và chú Sơn như thế nào?
- Cũng thế.
- Mợ à. Có tin tức gì của anh Túy và chú Sơn không? Chú Môn ra sao? Cậu Tín nữa? Còn tụi thằng Hùng thằng Thái chúng ra sao hả mợ?
Vợ anh len vào trả lời thay cho bà cụ đang bận bóc một cái bánh dầy đậu.
- Anh Túy bị lôi ra Bắc lâu rồi. Cả nhà không có tin. Chú Sơn thì bị giam ở Katum. Cô Nguyệt có đi thăm rồi. Còn chú Môn cậu Tín thì không biết giam ở đâu. Hùng, Thái giờ đôi mươi cả rồi. Nhà đang lo cho các chú ấy thoát nghĩa vụ...
Bà kế mẫu đã bóc xong cái bánh. Bà đưa cho Vĩnh, thúc hối.
- Ăn đi, con ăn cái bánh này đi. Mợ có mua cả bánh dầy giò nữa. Cứ nhẩn nha. Vĩnh liếc nhìn tên vệ binh đang kín đáo quan sát mọi người. Nó vừa ngó xuống đồng hồ tay. Vĩnh sốt ruột vì thấy mình chưa hỏi xong những câu hỏi cần thiết. Anh khoa tay.
- Mợ cứ để đó chút nữa con ăn. Con cần nhiều cái khác hơn cần ăn lúc này.
Bà kế mẫu nghe vậy nhưng vẫn thúc Vĩnh ăn. Vĩnh đành cầm lấy cái bánh, hỏi tiếp bằng giọng ngắn gọng.
- Đây là những điều con muốn biết nhất. Mợ và em trả lời cho đúng sự thật nếu biết, bằng không nhớ đừng nói gì nhiều. Thứ nhất có thật ở Sài Gòn được rải truyền đơn kêu gọi đứng lên lật đổ Cộng sản và truyền đơn được ký tên thống chế Nguyễn Cao Kỳ và đại tướng Ngô Quang Trưởng hay không?
Hai người nghe xong đều ngơ ngác. Mãi lúc sau bà kế mẫu anh mới thều thào.
- À, trước đây cũng có nghe đồn như thế. Nhưng nghe đồn truyền đơn được rải đâu mãi vùng Tây Ninh, chứ không phải ở Sài Gòn.
- Họ hàng nhà mình có ai được tận mắt nhìn thấy truyền đơn không?
Vợ anh bỗng len vào.
- Ôi Sài Gòn thì có hàng triệu thứ tin đồn, hơi đâu anh bận tâm cho mệt.
Biết là cả hai người không nắm vững chuyện này, Vĩnh hỏi câu khác.
- Những vùng quanh Sài Gòn có đụng độ không?
- Đụng độ là sao?
- Thì quân mình về phá rối.
Mẹ anh như hiểu ra, bà vội nói.
- Thì cũng nghe đồn thôi chứ có ai thấy gì đâu!
- Thôi được. Bây giờ con hỏi một câu nữa. Hệ thống công an của tụi nó ở Sài Gòn hoạt động có mạnh không? Con muốn nói nếu con trốn về nhà liệu có lẩn khuất sống nổi không?
Đến đây thì cả mẹ lẫn vợ của Vĩnh đều tái mặt. Mẹ anh trợn mắt.
- Chết! Chết! Không được đâu. Bây giờ họ tổ chức khu phố chặt chẽ lắm. Mười nóc gia lại có một công an khu vực. Lại còn có tổ trưởng tổ phó khu phố. Họp hành, học tập, kiểm thảo, tố giác hàng đêm. Con làm bậy là chết đấy.
Nghe mẹ trả lời, Vĩnh không thể không ngao ngán. Tuy nhiên anh cũng hỏi vớt vát câu nữa.
- Mợ có tin rằng trong rừng như Bình Dương, Tây Ninh chẳng hạn, có quân ta đóng trong đó không?
Ý nghĩ trốn trại của Vĩnh vừa bộc lộ khi nãy thực sự đã làm bà cụ hoảng, thành thử cụ lắc đầu nguầy nguậy.
- Mợ không thể trả lời anh được, vì thật sự mợ không biết gì. Còn phải lo kiếm sống chứ!
Vĩnh quay sang vợ.
- Em có nghe đài VOA và BBC không?
- Thỉnh thoảng thôi anh. Với lại em đâu có thì giờ.
- Vậy em có nghe người ta đồn rằng Trần Văn Đôn đã lập chính phủ lưu vong tại Pháp, em có nghe thấy không?
Vợ anh bỗng nói một câu không ngờ.
- Thôi anh ơi. Hơi đâu anh tin những chuyện như vậy! Bọn giá áo túi cơm ấy đến giờ này mà anh vẫn còn tin tưởng hay sao?
Vĩnh hơi bực. Anh tính cự vợ một câu rằng chuyện này không phải là chuyện tin tưởng hay không tin tưởng. Tuy nhiên, nghĩ sao anh lại dằn lòng xuống.
Anh nhìn vợ một thoáng và thấy thương cảm đầy lòng. Anh nói một câu như để an ủi.
- Thôi quên mấy chuyện đó đi. Chỉ vì anh sốt ruột thôi. Bên gia đình em thế nào? Ông Hanh ông Minh ông Thủy ra sao?
- Anh Hanh chị Mỹ đi thoát trước 30 tháng Tư rồi. Anh Minh anh Thủy đi trình diện theo dạng y dược sỹ giờ này vẫn chưa về...
Vĩnh đang tính hỏi thêm vài câu nữa thì tiếng kẻng vang lên. Mấy tên vệ binh ngồi trên ghế đều đồng loạt đứng phắt dậy. Một tên nói lớn: Giờ thăm viếng đã hết. Yêu cầu tất cả các cải tạo viên ra địa điểm tập họp trở về trại. Yêu cầu các thân nhân ở nguyên trong phòng...
Vĩnh đứng lên như mọi người. Anh giúp tay hai người thân thu đồ đạc quà cáp vào hai cái giỏ lớn và trước khi chia tay, anh nói.
- Lần sau nếu có được thăm, mợ đừng đi nữa. Mợ ở nhà cho khỏe nhưng nhớ cho thằng Hùng nó lên thăm con. Anh quay sang vợ nói nhỏ. Em bảo chú Hùng chịu khó nghe VOA và BBC, lần sau vào báo cáo cho anh biết tin tức của thế giới liên quan tới nước mình. Nhớ nhé!
Nói thì nói thế, thực tế hai người có đang nghe anh đâu. Người nào cũng nghẹn ngào, rơm rớm nước mắt và thốt không nên lời. Anh cố mỉm cười trấn an.
Trong lúc người ta kéo nhau ra cửa, sự lộn xộn ấy giúp Vĩnh cúi xuống rút được lá thư dấu trong chiếc guốc dưới chân và nhét thật nhanh vào túi áo vợ. Anh dặn khẽ vợ đọc kỹ và làm đúng những lời anh dặn trong thư. Coi chừng chúng nó xét. Trường hợp bị xét, thủ tiêu ngay lá thư không anh tiêu tùng.
Rồi thì cuối cùng cũng phải chia tay. Vĩnh bước ra địa điểm tập họp. Anh thoáng thấy Kim đang đứng nấp sau một cái connex gần đó. Anh nhìn thấy đứng tựa cái connex là một phụ nữ còn rất trẻ. Vĩnh đoán đó là vợ Kim. Họ đang xoắn lấy nhau như hai cái rễ cây cổ thụ. Vĩnh tính kêu lớn một tiếng để ghẹo, nhưng rồi nghĩ làm như vậy có vẻ hơi vô ý thức, lại có thể nguy hiểm cho bạn, Vĩnh lẳng lặng xách hai cái giỏ bước đến chỗ tập họp. Ngoài vuông sân khu thăm nuôi lại vang lên cái điệp khúc của tiếng khóc và tiếng kêu gọi lẫn nhau. Cả mẹ và vợ anh lúc này đều khóc. Họ tiến tới sát người anh và dặn dò đủ thứ chuyện. Vĩnh ngó vợ lòng bồi hồi thương cảm. Bỗng nhiên anh tự trách mình sao lòng chai đá! Suốt cuộc thăm viếng, dù ngắn ngủi, anh vẫn chưa nói được với vợ một câu trìu mến. Hay là mình quá hèn nhát? Hèn nhát đến độ không dám hôn vợ mình một cái?
Ngoài cổng trại thăm đã thấy xuất hiện nhiều đội hình tù cải tạo khác. Họ đang được hướng dẫn bước vào khu thăm nuôi. Tên vệ binh phụ trách hướng dẫn tù của trại 1 đã hò hét bắt người đại diện tập họp anh em cho khẩn trương. Rồi thì những người thân bị xua đuổi dạt ra xa. Đội hình trại 1 được thiết lập mau chóng không thiếu một ai. Tiếng hô hoán, tiếng điểm danh, tiếng báo cáo lại vang lên. Vĩnh không sao tránh khỏi cảm giác ngượng ngùng khi thấy mẹ và vợ chầm chầm ngó anh đang làm những động tác chào kính và tuân lệnh thật đốn mạt của kẻ thua trận! Bỗng dưng anh thấy trong lòng đau đớn, đau lắm; cái đau của một vết thương vô hình một lần nữa lại rách ra và hành hạ anh kịch liệt. Chao ôi, đời một chiến binh! Một chiến binh hèn hạ, thua trận và không dám tự sát như những chiến hữu khác.
Thốt nhiên anh quay lại phía vợ, nói lớn.
- Thôi, lần sau có đi thăm, tuyệt đối đừng cho các con vào đây nghe em.
Đôi mắt vợ anh rực lên một nét thắc mắc, nhưng không hỏi. Khi bước ra cổng trại trong đội hình hàng tư, Vĩnh không ngoái lại thêm một lần nào nữa. Hai tay xách nặng, anh lầm lũi đi theo các bạn như một kẻ đã mất hết cảm giác. Anh chẳng nhìn rõ cảnh vật chung quanh. Khu thăm nuôi với những tiếng động của loài người đích thực đã dần dần xa hẳn. Kim đi gần anh và hình như nó cũng có cùng một tâm trạng. Nói chung ai cũng thế. Ai cũng đang rơi vào một tình trạng muốn tự hỏi rằng sao cuộc thăm viếng không vui, không thỏa mãn như giấc mộng của hơn một năm qua. Mười lăm phút đã nói được gì? Tại sao mình quên điều này, quên điều nọ? Toàn những điều tối cần thiết mà lại quên.
Khi đoàn tù được thăm lần đầu về tới lãnh vực trại 1, thì bên trong trại, bạn bè đã đứng dọc hàng rào như để chào mừng. Những tiếng gọi, tiếng chọc ghẹo vang lên ầm ỷ.
- Tân, làm ăn gì được không mày?
- Coi thằng Bình kìa tụi mày. Mặt đầy son môi, vai ướt sũng nước mắt... em dzợ nó.
- Ê, Công ngủ! Giơ cao ngón tay trỏ lên mày. Sao không lấy bao nylon bọc lại? Trời ơi để khơi khơi thế kia bay cha nó mất mùi!
Bên trong thì vui nhộn, bên ngoài không ai trả lời. Vĩnh thốt nhiên phát cười. Rõ thật người ngoài cười nụ người trong khóc thầm! Chút nữa đây chúng mày sẽ được thăm, rồi sẽ được hiểu tại sao có những đám ma trong lòng.
Bọn vệ binh áp tải về đến cổng trại 1 thì bàn giao lại cho ban kiểm soát. Lại chào kính, lại hô hoán, lại điểm danh báo cáo. Tuy nhiên sau màn này, mọi người còn phải trải qua một màn kiểm soát tại chỗ tất cả các phẩm vật được gia đình tiếp tế.
Đầu tiên một tên quản giáo lên giọng nhắc nhở một cách nghiêm khắc.
- Tất cả thư từ tiền bạc nhận được của thân nhân phải được để trước mặt. Thư sẽ được kiểm duyệt và tiền bạc quý kim sẽ phải làm thủ tục lưu ký. Ai dấu diếm coi như vi phạm luật pháp nhà nước và bị trừng trị theo đúng mức độ vi phạm.
Mọi người tuân lệnh đặt thư và tiền bạc trước mặt, ngay trên đất. Vĩnh không có thư. Anh chỉ có 100 đồng tiền mới. Đây là một vi phạm, vì theo như nội quy đã được học tập, mọi cải tạo viên chỉ có quyền nhận của gia đình mỗi kỳ 20 đồng. Lúc này kẹt quá, Vĩnh liếc quanh tìm chỗ dấu. Dấu đâu bây giờ? Sau cùng Vĩnh nẩy ra một ý nghĩ "được ăn cả, ngã về không". Anh cầm mớ tiền vốn đã được vợ anh cuộn lại thật nhỏ, chằng dây thun cẩn thận quăng nhanh vào một đống cỏ rác nằm ngay cửa cổng trại 1. Nếu không ai nhìn thấy và lượm được, chút nữa đây khi những màn kiểm soát thăm viếng chấm dứt, chiều đến anh có thể tản bộ đến gần cổng và thu lại trăm bạc đó không mấy khó khăn. Giải quyết được vấn đề dấu tiền rồi, Vĩnh bình thản bày tất cả mọi thứ trong hai cái giỏ lớn ra trước mặt.
Hơn mười thằng vệ binh được lệnh ra khám xét. Hai thằng khác làm nhiệm vụ kiểm tiền và lần lượt ghé thăm từng người tịch thu những lá thư để trước mặt, sau khi hỏi tên tuổi, tổ, đội với lời hứa hẹn sẽ được các quản giáo đội hoàn trả nếu thư có nội dung đúng quy định. Riêng tiền, tất cả được bỏ ngay vào túi nếu là 20 đồng. Số còn lại trại sẽ lưu giữ và cho ký tên ký thác tại chỗ.
Vĩnh nhìn sang Kim đứng bên cạnh. Nó ngó anh bằng ánh mắt cầu cứu. Vĩnh biết Kim chậm chạp, chắc đang điên đầu không biết làm cách nào giấu tiền. Vĩnh khỏi khẽ.
- Nhiều tiền không?
Kim gật đầu. Vĩnh hỏi luôn. Đâu rồi?
Kim ngó dáo dác rồi chỉ nhanh lên miệng. Khi hiểu ra Vĩnh cố nhịn cười. Chắc hẳn cu cậu hiện đang ngậm trong mồm vài trăm bạc không chừng. Mà như thế thì vừa nguy hiểm vừa có thể... ứ hơi mà chết. Vĩnh nói khẽ.
- Tôi dấu được rồi. Tìm cách thẩy tiền qua đây tôi dấu hộ cho.
Sau khi nhìn ngang liếc dọc, Kim làm bộ cúi xuống đống đồ đạc và nhả vội khỏi miệng một bọc nylon. Nó quan sát chung quanh. Mấy tên vệ binh còn lo kiểm soát những người khác. Kim yên tâm đá mớ tiền sang cho Vĩnh. Vừa lúc ấy tên quản giáo Dương xuất hiện ngay cạnh Vĩnh. Vĩnh điếng hồn. Gói tiền của Kim hiện đang nằm giữa trời giữa đất. Quản giáo Dương ngó Vĩnh đăm đăm. Sau cùng hắn hỏi vu vơ.
- Sáng nay tao nhớ hình như mày cũng tắm truồng ngoài giếng phải không?
Vĩnh vội lắc đầu.
- Thưa anh tôi đâu có tắm rửa gì.
- Mày đội mấy?
Muốn đánh tan mối nghi ngờ của thằng chó đẻ, chỉ có cách duy nhất nói dối cho xong chuyện. Nó tin thì thoát cái tai kiếp vào phút cuối này. Bằng nó biết mình bố láo thì thây kệ, muốn ra sao thì ra. Vĩnh đáp ngay.
- Dạ tôi đội 14.
Kim đang lo cái vụ gói tiền, lại thấy Vĩnh dám nói dối thằng quản giáo đa sự nhất của trại 1, nó hốt hoảng ra mặt. Cũng may, quản giáo Dương tin lời Vĩnh. Hắn ngó xuống nhìn qua những món ăn của Vĩnh rồi lắc đầu.
- Ăn cho lắm vào chỉ tổ thêm phản động. Nói xong hắn quay trở lại nhà kiểm soát. Vĩnh nhìn theo, anh thấy Tuấn, Minh, Đáp và vài ba tay nữa vẫn cúi đầu trên những mảnh giấy làm bản tự kiểm.
Nhanh như máy Vĩnh xàng xê một bước và gói tiền của Kim đã văng vào đống đồ ăn hỗn độn của Vĩnh. Vĩnh cầm gói tiền quăng nhanh vào đống rác.
Vừa lúc ấy, tên vệ binh khám đồ đã đến cạnh Kim.
- Sao, tiền và thư đâu?
Kim hiên ngang.
- Dạ tôi không có một xu teng nào.
Tên vệ binh hơi cáu với lối trả lời hơi thiếu nghiêm túc đó. Nó giở giọng ngay.
- Ăn nói cho nghiêm túc. Xu teng là cái gì? Tôi còng đầu anh bây giờ.
Kim vội thấp giọng. - Thưa anh tôi không có tiền và thư. Tôi chỉ có quà.
- Chắc không?
- Dạ chắc.
- Khám thấy thì sao?
- Thưa anh cứ khám cho. Đồ đạc của tôi chỉ có từng này.
Bắt già bắt non một lúc, sau cùng tên vệ binh cũng chỉ khám qua vài lọ mắm ruốc, ít cân lạp xưởng, dăm gói thuốc thơm, ít cân đường... rồi bỏ sang người khác.
Mọi người được lệnh thu đồ vào bao và được phép nhập trại trở về phòng. Vĩnh xách hai giỏ quà lên đi theo anh em. Khi vượt qua cổng trại, anh kín đáo ngó hai gói tiền vẫn nằm phơi thây trên đống rác.
Khi mọi người đã vào hẳn trong trại thì bạn bè mới túa ra. Dù có buồn chín ruột cũng phải cười nói với mọi người. Hóa, Tiến, Huy, Dương, Ý, Tạc và một lô bạn bè khác nhào tới khênh tiếp những gói quà của Vĩnh và Kim về nhà.
Sau những màn trả lời đủ thứ loại câu hỏi của các bạn, kết thúc dĩ nhiên là một chầu ăn uống tập thể. Bao nhiêu đồ ăn tươi như gà quay, thịt quay bánh hỏi, bánh ú bánh tét, cam vân vân và vân vân của Kim và Vĩnh đều được anh em thành khẩn kính cẩn lôi ra bày một bàn bên hông nhà. Ăn, uống, cười, tán thôi thì đủ chuyện. Nhà nào cũng có người được thăm, nên nhà nào cũng có cảnh tụ tập ăn uống. Hết ăn uống tới màn hút sách. Bánh thuốc lào Vĩnh Bảo của Vĩnh được chiếu cố tận tình. Những cái điếu cày thay phiên nhau rú lên xồng xộc. Thân cũng như không thân, ai cũng nhào vào bấu một bi để chơi một phát. Thuốc xiện mấy khi được chơi. Nhưng chơi rồi không thiếu anh bật ngửa, sùi bọt mép và mắt trắng dã vì say.
Vĩnh để mặt cho các bạn ăn hút tiếp tục, anh mò ra cổng và lấy lại được hai gói tiền. Anh quay vào nhà thu vén lại mớ đồ khô được gia đình tiếp tế. Tiến và Hóa cũng mò theo. Rồi Kim nữa. Anh trả cho Kim gói tiền của nó. Xong đâu đấy, anh ngả lưng xuống nền nhà cho đỡ mệt.
Tiến bỗng hỏi.
- Vụ truyền đơn ra sao?
Vĩnh ngao ngán.
- Không biết gì cả! Hình như chỉ là tin đồn.
- Còn vụ Trần Văn Đôn ra sao?
- Cũng tin đồn nốt!
Kim bỗng len vào.
- Moa nghe bà xã moa nói rằng thật sự đã có những lực lượng trở về. Ông Kỳ tự phong thống chế hay thống soái gì đó.
Hóa cầm lấy một quả chanh mân mê trên tay, giọng ngao ngán chơi luôn một câu vè.
Sân Khấu có Hùng Cường Chính trường có Râu Kẽm
Mẹ bố chúng mày sao chúng mày dễ tin đến thế!
Chẳng ai lưu tâm đến câu phá ngang của Hóa. Tiến thúc Kim.
- Kệ nó. Mày nói tiếp đi. Vợ mày nói sao nữa?
- Thì đại để ông Kỳ nắm chính phủ. Ông Trưởng nắm quân lực. Các đảng phái cũng nổi lên đánh đấm tùm lum hết. Nhất là vùng tam biên. Nhiều vùng kinh tế mới đã bị bỏ hoang vì quân quốc gia Việt Miên phối hợp hành quân đánh phá dữ lắm. Đặc biệt những vùng thuộc hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài thường xuyên có những cuộc bạo động chống đối. Áp lực quốc tế cũng chẳng vừa gì. Rất có nhiều hy vọng tụi nó sẽ phải trải chiếu hoa mời mình rời trại về đoàn tụ với gia đình cuối năm nay.
Vĩnh không muốn nghe nữa. Thực tâm anh cũng nóng ruột ghê gớm. Nếu không nóng ruột anh đã chẳng hỏi gia đình. Tuy nhiên sau khi thăm, sau khi nhìn thấy tận mắt sự mỏi mệt của người nhà, anh vẫn linh tính thấy rằng giờ trọng đại chưa thể xảy ra. Không có gì làm căn cứ vững chắc cho linh tính của anh, tuy nhiên anh vẫn thấy bi quan thật nhiều. Thôi cứ để tối nay, sau nhiều đợt thăm nuôi, sẽ có muôn ngàn nguồn tin khác nhau, Vĩnh dặn lòng, rồi sẽ thu nhập và gạn lọc xem sao! Nghĩ rồi Vĩnh vươn vai đứng lên. Anh muốn đi tắm, muốn xả hết những băn khoăn, bực bội, nhớ thương, hồ nghi, tin tưởng trên người mình xuống các cống rãnh cho nhẹ nhõm tâm hồn. Anh muốn được hưởng một buổi chiều thật cô độc. Nằm nhớ đến những đứa con trai, những đứa con trai khốn khổ của anh đã phải sinh ra trong thời mất nước do sự đớn hèn của cha anh.
Ông Đáp, Minh chuột và Tuấn phi công chợt xuất hiện nơi cửa. Ba nét mặt đám ma. Họ trở về chỗ nằm, ngồi vật xuống bên cạnh sự thăm hỏi và chia buồn của anh em. Riêng Vĩnh, Vĩnh kềm lòng thật dữ mới không phát lên một câu nói chia vui. Và rồi trên đường ra giếng, anh bỗng thấy mình vẫn còn may, ấy là lũ nhỏ không đi thăm, không thấy bố nó phải giở nón, phải đứng nghiêm, phải dạ dạ vâng vâng trước mặt quân thù...
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment