Buổi sáng, sau lúc
điểm danh và khám bệnh, tên y sĩ Việt cộng rờ rờ mó mó vài cái vào lưng
Vĩnh rồi ra lệnh phát cho anh 5 viên Vitamin C, đồng lúc nhỏ nhẹ bảo
anh.
- Thôi nhé, hôm nay xuất viện về trại sinh hoạt chung với
anh em nhé. Sỏi thận anh nếu có cũng nhỏ thôi, từ từ rồi nó trôi xuống
bàng quang tiểu ra ngoài là hết. Nói rồi hắn lật lật mấy tờ giấy trước
mặt, ơ hờ dặn Vĩnh thêm vài câu. Khi đi lao động, nếu gặp cỏ Sam hoặc
dây Nhãn Lồng nhớ thu hoạch về nấu uống nhé. Uống mấy thứ ấy lợi tiểu
tốt lắm.
Biết mình vẫn còn có thể đau vật vã trở lại, nhưng tên y
sĩ đã nói thế nên Vĩnh đành đem theo mấy lời khuyên của hắn trở về
trại.
Mới xa cảnh cũ có hai ngày hai đêm, trở về đã có một số thay đổi.
B2
hiện tại đã biến thành nhà 2 đội 17. Các nhà viên cũng thay đổi gần
hết. Vĩnh trở về trại đúng giờ cơm chiều nên đụng độ ngay với những nhân
vật mới. Lúc này guitarist Nhan Quang Minh đã lên làm nhà trưởng. Bính,
Hóa, Kim... đã chuyển hết sang các nhà khác đội khác. Vĩnh được bổ sung
vào tổ 5. Tổ trưởng là Hoàng Văn Ân tự Ân xệ. Tổ 5 người ngoại trừ Ý là
người cũ còn thì toàn là những người mới. Những người mới này cũng có
thể là những người Vĩnh từng quen mặt trên Trảng Lớn như: Võ Hữu Hiệp,
trung úy khóa 27 Thủ Đức sỹ quan quân nhu; Vũ Duy Dương, trung úy khóa
2/68 Thủ Đức một đại đội trưởng của SĐ9BB; Bùi Duy Hạ, trung úy khóa
4/69 Thủ Đức (có vợ là một vũ nữ sexy nổi tiếng Sài Gòn một dạo); Trương
Hồng (gốc Tàu), Hải quân thiếu úy (Trước 75 từng trốn sang Hồng Kông
nhưng sau đó bị dẫn độ về trao trả cho VNCH, hiện đang trong tình trạng
nửa điên nửa tỉnh)... Những người hoàn toàn mới hiện ở cùng tổ như: Phạm
Xuân Huy, trung úy khóa 2/68 Thủ Đức sỹ quan P2/TTM; Đặng Minh Tuấn,
trung úy khóa 2/68 Thủ Đức sỹ quan nhảy toán (Anh chàng này trông hao
hao một anh Tây thực dân nên râu ria có chiều rậm rạp nhất trong anh
em)...
Tổ 5 của Vĩnh hiện có những nhân vật như thế. Nhưng dù mới
hay cũ cuối cùng cũng đều là bạn nhau cả. Hiện tại Vĩnh chỉ gặp tí
phiền hà là đang phải nằm giữa hai nhân vật nổi tiếng của nhà 2 đội 17.
Thiếu úy Trương Hồng, kẻ tịnh khẩu từ ngày nhập trại tù và tính tình rất
khó chịu. Dẫu rằng chỗ nằm của mỗi người chỉ có hai gang tay rộng,
nhưng nhất định anh ta không bao giờ cho phép người nằm cạnh được kê cái
mép chiếu đè lên trên cái mép chiếu của anh ta. Người thứ hai là ông
Đáp tự Inoxidable, người ở bẩn và làm biếng về tất cả mọi mặt vào hạng
vô địch! Tuy nhiên cái cảm giác khó chịu ấy dần dần cũng tan đi! Vĩnh đã
tìm được cái thú thưởng thức lén những bức danh họa của Hải quân thiếu
úy Trương Hồng. Mỗi khi đi lao động về, ngoài giờ cơm nước, Hồng lặng lẽ
ngồi vẽ những chiếc Boeing hoặc những chiếc thương thuyền với đầy đủ
chi tiết và giống không tưởng tượng được. Đã có lần Vĩnh nghĩ nếu tay
này được theo học những lớp đào tạo kỹ sư design các kiểu máy bay và tàu
bè thì nhất định hắn phải đậu thủ khoa. Có lần Vĩnh phát hỏi Hồng: Ông
vẽ những kiểu tàu bè máy bay ấy làm gì vậy? Nghe hỏi, Trương Hồng giật
bắn mình và vội gấp quyển vở lại. Hắn nhìn Vĩnh với tất cả sự bực bội,
tuồng như một người đã bị một người khác thô bạo lôi anh ta ra khỏi giấc
mơ tuyệt vời của mình. Dĩ nhiên Vĩnh chỉ nhận được một thái độ yên lặng
đầy khinh bỉ của Hồng. Nhưng rồi một lần, Vĩnh đã khám phá ra giấc mơ
của người tù nằm bên cạnh. Vào một buổi sáng, vì sơ hở nào đó, Hồng đã
để rơi quyển vở gia bảo của anh ta nơi đầu chỗ nằm. Vĩnh lượm được và
vội mở ra xem. Ngay đầu quyển vở, một hàng chữ được kẻ sắc và đẹp như co
chữ in Vendom 16. Hàng chữ viết rằng: Hỡi Boeing! Hỡi những du thuyền!
Bao giờ chúng mày chở tao ra khỏi thế giới này!?
Vĩnh vội vàng
gấp quyển vở lại và nhét vào đống đồ đạc đặt trên kệ đầu chỗ nằm của
Hồng. Vĩnh thoáng chút ngậm ngùi. Anh đã tìm ra được một phần nỗi ẩn ức
sâu kín của người bạn tù nổi tiếng vì tịnh khẩu. Từ đó, anh cố gắng hết
sức không làm phiền gì đến Hồng nữa, dù là chỉ để mép chiếu của mình
chạm vào mép chiếu của bạn.
Vài ngày sau đó, theo cái đà cải tổ
của trại về các mặt, các đội được lệnh tuyển một người đau yếu và biết
qua nghề y tá. Người này được lao động tại trại với nhiệm vụ phụ giúp
ban quân y trại lo sức khỏe cho các đội viên khai bệnh. Trong vụ này,
Vĩnh may mắn hội đủ cả hai điều kiện và được đội 17 biểu quyết cho làm
công tác y tá đội.
Đời tù khổ sai kể từ đây coi như được chút nhàn nhã.
Mỗi
ngày, khi tiếng kẻng báo thức nổi lên, trong lúc anh em đánh răng súc
miệng, Vĩnh cầm quyển sổ đi qua các nhà ghi tên những người khai bệnh
trong ngày. Danh sách khai bệnh sẽ được làm thành hai bản, một nộp cho
quân y trước giờ khám bệnh, một nộp cho đội anh nuôi. Chưa cần biết quân
y chuẩn mạch định bệnh ra sao, đội anh nuôi cứ việc cắt khẩu phần cơm
độn khoai trong ngày của người bệnh cái đã. Thay vào đó sẽ cấp phát cho
người khai bệnh mỗi bữa một bát cháo!
Đó là chuyện của nhà bếp,
riêng nhiệm vụ của Vĩnh còn phải làm tiếp tục là nổi lửa nấu một ấm nước
sôi luộc kim và ống chích. Việc này Vĩnh có quyền làm ngay tại phòng
ngủ của anh. Những người khai bệnh có thuốc chích, hoặc giả được quân y
phát cho một mũi Atropine nếu đau bụng, một mũi émitine nếu còn kiết lỵ
lai rai, hoặc mội mũi B1 nếu chứng phù thũng vẫn còn làm đôi chân mập ú
và nặng chình chịch; thì cứ việc đem thuốc đến cho Vĩnh. Vĩnh sẽ làm
tròn nhiệm vụ của một anh y tá chích thuốc không thù lao.
Thường
thường công tác chích choác cho những bệnh nhân trong đội cũng lai rai
hết cả buổi sáng. Khi không còn con bệnh nào đến nhờ chích nữa, Vĩnh lo
rửa sạch hai cái ống chích bằng nước sôi và mài lại hai cái kim được
Trên giao phó quản lý và sử dụng. Mỗi lần lôi đồ nghề ra xử dụng hay cất
nó đi, Vĩnh không tránh khỏi một cảm giác sợ hãi. Hai cái ống chích
thuộc loại "Mỹ ngụy" dùng một lần rồi bỏ, tuy nhiên, nhờ Cách mạng vào,
hai cái ống chích ấy đã và đang được kéo dài tuổi thọ không biết đến bao
giờ nữa. Ngày nay, vì luộc đi luộc lại, cái ống nylon đã ngả màu vàng
cạch trông như hai điếu thuốc cẩm lệ vấn hơi to. Lớp cao su bọc đầu bơm
của ống chích bên trong cũng đã lão hóa, do đó, mỗi lần bơm thuốc cho
bệnh nhân, Vĩnh phải rất cẩn thận thuốc mới không vọt ngược về phía sau.
Riêng hai cây kim, vì bị mài đi mài lại trên một miếng đá hoa, giờ nó
chỉ còn phân nửa chiều dài so với chiều dài cũ của nó. Đã lắm lần đang
chích kim bị tắc, Vĩnh lại phải lấy kim ra, dùng một mẩu dây thép lõi
lấy từ một đoạn dây điện thoại dã chiến để thông kim. Thê thảm hơn, ấy
là khi chích cho bệnh nhân! Vì không có rượu cồn cũng không có bông,
Vĩnh phải lấy một miếng áo thun dùng làm compress, chấm tí thuốc đỏ chùi
kim và lau sạch chỗ da thịt của bệnh nhân trước khi đâm mũi kim vào; ấy
thế nhưng có lẽ nhờ mát tay, không ai bị áp-xe cả.
Dù nhiệm vụ
hiện tại so với anh em lao động bên ngoài hơi kém vinh quang, nhưng Vĩnh
đã cố gắng hết sức để không bị một nhân vật tiến bộ nào ganh tị hay chê
trách. Với nhiệm vụ chích cho anh em, dĩ nhiên Vĩnh có thể biết rất rõ
ai trong đội là người có nhiều thuốc men nhất. Quả không khó gì trong
việc gây cảm tình với một anh bệnh nhân có nhiều thuốc. Và khi cảm tình
đã có, việc xin xỏ họ một viên thuốc, một tí dầu nóng cho người đang cần
mà không có, đã trở nên rất dễ dàng. Vĩnh lặng lẽ chơi chiến thuật bới
anh nhà giàu đắp cho anh nhà nghèo trên mặt thuốc men, một thứ luôn luôn
hiếm và quý trong tù cải tạo.
Tuy nhiên với Nguyễn Văn Bông 1 một
anh chàng đồng bệnh sạn thận với Vĩnh bên nhà 3 coi như rất khó áp dụng
chiến thuật này. Hắn có cả nửa bao cát thuốc đủ loại. Mỗi loại một ít.
Từ dầu nóng Con Hổ đến hủ Bi (tuy đã quá hạn!) hắn đều có trong tay.
Nhưng xin cho anh em thì không bao giờ thành công cả. Nếu nhìn qua hiện
tượng, người ta có thể chê trách Bông thiếu tình đồng đội; nhưng nếu đi
sâu vào một khía cạnh tâm lý nào đó của Bông, người ta sẽ thông cảm
ngay. Phải nói rằng hắn mang bệnh sưu tập thuốc Tây trong tù. Vĩnh không
rõ xưa kia Bông có bị cái bệnh này không? Anh đoán có lẽ là không. Căn
bệnh này chỉ có thể đã xuất hiện khi Bông phải chứng kiến quá nhiều cái
chết rùng rợn trong tù do không có thuốc men chữa trị mà ra. Từ đó, mỗi
đợt quà gia đình gửi vào. Bông nhịn ăn tất cả mọi thứ. Hắn lân la gạ gẫm
với mọi người để đổi đồ ăn lấy thuốc Tây. Giá cả trao đổi với anh em
cũng rất phải chăng. Hắn có thể vui vẻ đổi 3 điếu Vàm Cỏ lấy một viên
Aspirine, hoặc 5 thìa súp đường cát lấy 10 viên B1 loại 200mgs. Trụ sinh
hắn có thể trả cao hơn, chẳng hạn hắn có thể đổi một lọ mắm ruốc xào sả
riềng ớt lấy 5 viên Néomycine. Cứ thế, sau vài lần quà cáp được gia
đình gửi vào, Bông đã sở hữu được một số thuốc Tây đáng kể...
Mỗi
sáng sớm trước khi đi lao động, hoặc mỗi buổi trưa trở về trại nằm vật
ra thở chờ tổ trực lãnh cơm về phát, Vĩnh quan sát và thường tìm ra
nhiều hiện tượng khá vui trong anh em. Tỉ dụ trước kia khi còn nằm cạnh
anh chàng trung úy hải quân Phạm Kim, trưa nào Vĩnh cũng thấy Kim nằm
tại chỗ mà không ngủ. Kim luôn luôn cầm một quyển vở kê sát mặt. Vĩnh để
ý thấy có lúc Kim nháy mắt với trang giấy cười khúc khích, có lúc bĩu
môi như giận hờn, có lúc thầm thì như tỏ tình với trang giấy. Vĩnh thắc
mắc quá sức. Thằng này điên rồi sao? Hay là hắn đã quá chán chê con
người và cảnh lao tù nơi đây, quay ra say đắm và trò chuyện với quyển vở
của hắn? Sự tò mò một hôm đã buộc Vĩnh moi quyển vở của Kim ra xem. Sau
cùng, anh phát hiện ra trong quyển vở ấy một chuyện lạ lùng vào hàng đệ
nhất kim cổ. Kim đã cắt một ô vuông trên một trang giấy. Hắn vẽ rồng vẽ
phượng quanh ô vuông đó. Đàng sau ô vuông cắt thủng trên trang giấy Kim
đặt cái gì? Hắn đã đặt tấm ảnh bà xã hắn vào đó. Thế là hắn đã có một
khung ảnh lồng chân dung vợ trong quyển vở. Vĩnh cười phá lên khi biết
bạn mình hằng bao tháng ngày qua, trưa nào cũng thủ thỉ với người...
trong tranh. Chao ôi, lãng mạn đến thế là cùng!
Hoặc giả trường
hợp ông Inoxidable! Mỗi phần cơm ông lãnh, ông luôn luôn để ra vài thìa
và đem phơi khô. Chiều về, ông lấy mấy thìa cơm phơi khô đó đổ vào một
cái bao cát và nhét dấu trong túi quần áo. Chẳng ai hiểu ông ta để dành
cơm độn khoai phơi khô làm gì. Nếu một tay khỏe mạnh như Đặng Xuân Bính,
Nguyễn Văn Ý... thì người ta còn có thể nghi ngờ là tích trữ lương thực
cho một âm mưu vượt ngục. Nhưng ông Đáp nhất định không thể nào là một
người có âm mưu trốn trại được. Ông ta đau xương sống đi hết muốn nổi,
nói gì đến chuyện trốn trại vượt ngục. Vậy ông ta tích trữ lương thực
phơi khô làm gì, khi mà khẩu phần hàng ngày có ăn nhiều gấp ba lần cũng
chưa no? Chuyện này chỉ có Trời biết...
Riêng anh chàng Bông cũng
tạo ra những hoạt cảnh thật vui mà không sáng tối nào Vĩnh không được
thưởng thức. Ngày hai lần, khi mở mắt và trước khi đi ngủ, anh ta lôi
đống thuốc Tây ra đếm từng viên, từng loại. Vĩnh có cảm tưởng như Bông
sợ có ma quỷ nào đó đã lén nhập vào bị của anh để uống mất những viên
thuốc đó. Nhưng điều quan trọng với Vĩnh hiện tại là làm sao khiến Bông
chia xẻ tí thuốc đó cho nhiều anh em đang cần thiết.
Một hôm Bông
lên cơn đau sạn thận. Hắn cũng lăn lộn, cũng rên xiết y như Vĩnh trước
đây. Đồng bệnh tương lân, Vĩnh tìm mọi cách để giúp hắn đi viện, vì anh
đã biết rằng ít nhất trên bệnh xá hắn cũng được lụi đại vào thận một mũi
thuốc quái quỷ gì đó làm cho cơn đau qua nhanh. Vĩnh đến thăm Bông tại
chỗ nằm của hắn vào một buổi sáng. Hắn đang gào la tự do vì các bạn đã
đi lao động, không còn ai ở nhà để sợ phải phiền hà. Dặn dò và giúp đỡ
Bông vài việc, nhất là việc phải tiếp tục la hét cho thật dữ dội khi
thấy tên cán bộ quân y xuất hiện. Sau đó, Vĩnh chạy đi báo quân y. Một
lúc quân y theo Vĩnh xuống chẩn bệnh tại chỗ.
Bước vào phòng,
Vĩnh hơi hoảng vì Bông đã nằm nín khe. Mặc dù mồ hôi mồ kê vã ra như tắm
nhưng rõ ràng cơn đau đã qua đi; và như thế, hy vọng đi viện sẽ rất ít.
Vĩnh chồm tới bên cạnh Bông, nhắc khẽ: Rên đi! Bắt đầu rên và sửa soạn
la hét lên chứ!
Khổ nỗi Bông quá thật thà và không biết cách đóng
kịch cho đúng lúc. Tuy nhiên đã nhất quyết giúp Bông đi viện, Vĩnh phải
tìm ra một phương cách. Trong lúc tên quân y lấy ra một mũi Atropine
sửa soạn chích thì Vĩnh thò tay vào lưng Bông tìm vị trí hai quả thận.
Anh dùng sức mạnh ấn một ngón tay vào quả thận bên trái của Bông. Một
tiếng thét vang lên: Ối trời ơi! Đau quá trời ơi! Vĩnh ấn thêm mấy cái
nữa. Bông dẫy như một con tôm tươi và tiếp tục la hét. Ối trời ơi! Chết
tao mất, Vĩnh ơi! Ối trời ơi đau quá Vĩnh ơi! Vĩnh cúi xuống nhỏ nhẹ an
ủi.
- Hét nữa đi, hét cho to vào. Đi viện có thuốc chích lại được nghỉ lao động. Mày không hét tao sẽ bóp nát quả thận mày.
Nói
rồi Vĩnh nhấn thêm vào lưng cu cậu vài ba đòn nhất dương chỉ nữa. Bông
cứ thế mà la hét và dẫy lên như đỉa phải vôi. Kết quả tên quân y cho kêu
tổ trực khênh Bông lên bệnh xá gấp.
Ba ngày sau Bông trở về trại, hí hửng nói với Vĩnh.
- Trên viện ăn sướng quá mày nhỉ. Có cơm trắng và cá kho.
- Và có một mũi thuốc đâm vào thận.
-
Ừ, tao ghê quá. Nhưng đúng dịp chúng nó được mua đồ, tao mua được một
bịch mắm ruốc, một ký đậu phộng và nửa ký đường. Tao sẽ biếu ông ký
chích một ít lấy thảo.
Từ đó, túi thuốc của Bông vơi dần. Vĩnh
nghiễm nhiên biến thành một cái cầu bắc giữa người có thuốc và người cần
thuốc trong anh em. Nhưng nếu có người xấu miệng, Vĩnh vẫn hân hoan
mang cái tiếng "mượn đầu heo nấu cháo", hoặc "của người phước ta".
Sau
lần đầu tiên đi viện về, Vĩnh được giữ cái "phông xông" thoải mái như
thế. Thoải mái hơn nữa là mỗi buổi chiều bên những người bạn mới nhưng
giờ đã biến thành cũ, Vĩnh ngồi uống với họ một bát nước "nhãn lồng"
hoặc một bát nước Hà Thủ Ô bàn những chuyện thăm nuôi sắp đến.
Bạn cũ, mới lúc này hay ngồi với nhau gồm Tiến, Kim, Ấn xệ, Huy, Ý, Dương và Tuấn râu.
Tiến
vẫn cái tật ba hoa hài hước, nhưng hiện nay nó đã được anh em đặt cho
cái tên mới gọi là Tiến Dế. Sở dĩ Tiến có cái tên này vì gần đây cu cậu
phát minh ra một nghề mới để chữa bệnh nghiện thuốc của anh em. Nếu vô
địch đô vật VNCH Vương Đắc Vọng hoặc trung úy dù tử thủ Đỗ Duy Tích đề
ra châm ngôn "bất cứ sinh vật nào ngọ nguậy được trên mặt đất đều ăn
được cả", thì Tiến cũng sáng tác ra một câu châm ngôn mới: Thuốc mua,
thuốc xin hay thuốc lượm đều hút sướng như nhau! Do đó, mỗi khi được đi
lao động trên trung đoàn, nó thường lén lút mở một cuộc hành quân khắp
mọi xó xỉnh để lượm những mẩu thuốc lá thừa của bọn cán bộ trung đoàn
vứt bừa bãi trên mặt đất. Tiến thu thập và bỏ những mẩu thuốc đó vào một
cái bao nylon. Khi trở về trại, nó ngồi tách những mẩu thuốc thừa đó
thành một nắm thuốc vụn. Kế đó, Tiến đi xin nước điếu của anh em, ngâm
thuốc vào nước điếu rồi cầu kỳ đem thuốc ra phơi sương... Những trò góp
nhặt hơi bẩn thỉu ấy dù sao đều được anh em đánh cho chữ đại xá, vì
chính nhờ đó, đêm đêm cả bọn có tí khói phì phà với nhau bên những bát
nước dây nhãn lồng thơm thơm để bàn chuyện... vượt ngục.
Và câu
chuyện vượt ngục từ đó bắt đầu nhen nhúm mạnh mẽ trong tâm hồn anh em.
Nhất là khi ông già lờ vờ Phạm Xuân Huy gốc tu xuất và lành như cục đất,
phát ngôn rằng: Vượt ngục là một bài toán dễ ợt, nhưng nếu không quyết
tâm, lạng quạng đến lúc xuống lỗ cũng chưa giải ra!
Khi câu
chuyện vượt ngục được đưa ra bàn thì nhóm của Vĩnh chỉ thu lại còn có 6
người. Vĩnh, Huy, Ý, Dương, Tuấn râu và Phạm Điểu.
Nhiệm vụ của
Vĩnh lúc này là ở nhà, ngoài những giờ chích thuốc cho anh em, phải uốn
hai trăm cái móc làm bằng sợi thép gai có chiều dài chừng một gang tay.
Những móc sắt này sẽ dùng để nâng những lớp concertina dày đặc thả chung
quanh trại, dọn đường cho những người vượt ngục chui ra. Bên cạnh nhiệm
vụ ấy Vĩnh còn nhiều nhiệm vụ khác. Từ việc trao đổi và tích trữ thuốc
Tây, muối, nhất là mì chính (bột ngọt) để dùng làm thuốc cầm máu đến
việc se dây thừng, thuổng một con dao phay của nhà bếp để cất dấu vào
một nơi an toàn. Nói chung về mặt "tiếp vận" Vĩnh phải lo từ A đến Z.
Sau
nhiều lần bàn thảo, mọi người đồng ý đợi qua đợt thăm nuôi sẽ trốn. Ai
cũng hy vọng sẽ biết thêm được tin tức của xã hội bên ngoài để chuyến
vượt ngục sẽ có một nơi đến chắc chắn hơn, và nhất là có được thuốc men
cũng như những món ăn bồi dưỡng của gia đình đem vào. Riêng Vĩnh, Vĩnh
nghĩ đến cái địa bàn bỏ túi mà anh nhớ anh còn để trong một ngăn kéo bàn
giấy ở nhà...
Khi những cơn mưa tầm tã tháng Mười kéo đến, thì
Vĩnh cũng bị chấm dứt công tác y tá đội. Anh bị chấm dứt công tác vì tên
quân y không đồng ý cái kiểu làm việc của Vĩnh: Cho khai bệnh quá
nhiều.
Vĩnh trở ra ngoài đi lao động với mọi người đúng dịp trại
vừa mở một chiến dịch thi công mới, chiến dịch đào hào chung quanh trại
cải tạo An Dưỡng. Với lập luận của bọn cán binh trại, Cách mạng phải
thực hiện công tác càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ các cải tạo viên chặt
chẽ hơn, an toàn hơn; tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra nếu một
ngày nào đó, nhân dân bên ngoài trại không kềm chế được sự căm phẫn "Mỹ
ngụy", sẽ tràn vào trại để đòi nợ máu...
Công tác đào hào được
thực hiện quy mô hơn cả công tác đào ao trước kia. Hầu như đến 90 phần
trăm nhân số của các trại được đổ vào công tác này. Đường hào có chiều
rộng 4 mét, chiều sâu 3 mét và bao bọc cả 4 trại vào giữa.
Suốt
ngày cùng với anh em đào xới những lớp đá ong khô cứng, Vĩnh và các bạn
không buồn vì cực nhọc mà buồn vì thấy rằng đường hào rộng như vậy làm
sao có thể vượt qua cho những kẻ trốn trại? Dưới sự đốc thúc ngày đêm
của bọn cai tù, đường hào mỗi ngày mỗi sâu. Nhưng trước khi đường hào
bao quanh các trại tù của An Dưỡng thực sự hoàn tất, thì những cuộc trốn
trại liên tiếp xảy ra. Trong thời gian này trại 3 trốn nhiều nhất vì vị
trí nằm gần vòng đai phi trường Biên Hòa. Tuy nhiên đa số đều thất bại,
bị bắt trở lại và chịu đủ mọi cực hình tra khảo. Để dằn mặt tất cả
những kẻ âm mưu trốn trại, bọn cai tù đã trói những người trốn trại bằng
dây thép gai trên đường dẫn họ trở về trại thụ hình. Thường khi về tới
trại, tội nhân chẳng mấy ai còn trông ra dáng con người nữa. Bầm dập,
máu me và lê lết như những con vật bị một đàn hổ đói săn bắt và sắp tới
giờ bị chúng xé thịt.
Dù tình trạng như thế, ông già Huy vẫn một
mực thúc hối đám Vĩnh phải quyết định ra đi sớm. Anh lý luận: Nếu để cho
đường hào thành hình thì có tháp cánh cũng không bay ra được... Tuy
nhiên lời thúc hối của Huy không được anh em đồng ý. Tỷ lệ thất bại đã
quá cao trong tổng số những người trốn trại, đã khiến cả toán rất cần
thì giờ nghiên cứu lại vấn đề. Tại sao họ thất bại? Có thực bên ngoài
dân bắt họ trao lại cho công an địa phương trên đường đào thoát như bọn
cán bộ trại tuyên bố hay không? Hay họ bị bắt bởi những toán vệ binh
đóng chốt bên ngoài? Không thể được! Chuyện trốn trại không thể làm bừa
bãi mà xong được, vì thất bại là chết. Những cuộc xử tử người trốn trại
từ Trảng Lớn về tới đây đã xảy ra quá nhiều lần. Làm ẩu không nghiên cứu
ăn đạn kiểu đó đau lắm!
Người trầm tĩnh và nhiều kinh nghiệm mưu
sinh thoát hiểm nhất trong đám là Nguyễn Văn Ý cũng không đồng ý với
Huy. Ý nói: Ráng nhẫn nhục ăn cơm tù một thời gian nữa rồi tính. Tôi
chưa muốn làm liệt sỹ lúc này.
Trong đám, mọi người đều tin tưởng
vào sự dẫn đường của Ý. Vùng đồi núi Biên Hòa là vùng hoạt động của anh
trước kia. Và trục lộ dẫn về miền Phú Cường Bình Dương cũng chỉ mình
anh có thể đi tới. Do đó, không ai bàn tính gì thêm nữa.
Phải thú
thực khi thấy Huy đã nghe lời Ý, Vĩnh rất mừng. Anh không thể nói được
anh là một người quá can đảm, khi nhìn thấy những cực hình các bạn trốn
trại đã và đang chịu đựng. Dẫu biết rằng ở tù Cộng sản mà không tự cứu
mình thì không ai có thể cứu mình được cả, nhưng cứ nhớ lại hình ảnh Ngô
Nghĩa bị xử bắn mà anh được chứng kiến, hình ảnh của Nguyễn Xuân Dung
bị bắn thủng như tổ ong và còn nhiều người khác nữa nằm vắt xác trên
hàng rào trại, hình ảnh những con vật người bị trói bằng dây thép gai,
bị báng súng đánh vỡ xương sọ, gãy xương sống ngay trước mắt bao nhiêu
người, bị bắn trọng thương ngoài đồng trống và cứ để mặc cho ruồi bu
kiến đậu... Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào óc Vĩnh và không khỏi không
làm anh rùng mình, rùng mình rồi sợ, sợ rồi muốn buông xuôi cho xong một
kiếp người tù tội. Đồng lúc ấy, cái máu lính trong người Vĩnh lại nổi
lên dày vò anh. Nó chửi anh, chửi cái thằng năng tri bất năng hành trong
anh là thằng hèn hạ; chửi cái thằng văn nghệ trong anh là thằng đốn
mạt, chỉ biết rên la mà không bao giờ đám làm một cái gì để thoát khỏi
cái cảnh đày đọa này.
Người lính trong anh đã bao đêm lên tiếng
chửi anh thậm tệ, và để phản ứng lại, Vĩnh không biết làm cách nào hơn
là lại viết. Anh viết trong óc anh và anh hát khe khẽ cho người lính
trong anh nghe tâm trạng thực của mình.
Về đây tôi nằm lắng nghe tôi Hồ như linh hồn cũng nghe vơi Về đây nhen nhúm trong lòng tôi Lửa diêm sâu chín tầng bóng tối
Về đây nghe vật vã cơn mơ Làm xanh tôi tiềm thức năm xưa Về đây đôi vó câu nằm chơi Buồn thay cho cánh hồng im lời
Người về đây gối đất Đêm hoang vu trong đầu Nằm lắng tai nghe cuộc đời Lắng nghe sa mạc dần lan trong cơn mơ thôi
Về đây nghe buồn quá thân trai Bại binh sao chẳng chết theo ai Về đây đêm tối như trùng vây Nằm nghe non nước gọi u hoài...
Những
dằn vặt trong lòng cộng với bệnh tật tiếp tục âm ỉ trong người. Vĩnh
gầy như một xác lá. Ngày lao động quần quật, đêm về không biết làm sao
hơn là lại quây quần với anh em, hút những hơi thuốc lượm lặt của Tiến,
uống tí nước cỏ dại dưới cái tên đẹp đẽ "nhãn lồng" mà Kim hoặc Hóa lượm
lặt ngoài rừng đem về, nghe Phạm Xuân Huy mỉa mai chế độ, nhìn Tuấn râu
lầm lũi thổi lửa trong cái lò nho nhỏ để luôn luôn bảo đảm anh em có
nước sôi nấu Hà Thủ Ô nhấm nháp thay cà phê với nhau, lắng nghe Vũ Duy
Dương nói về cái lò võ quyền Anh của võ sư Kid Humsey mà nó từng theo
học, và nghe Kim châm chọc Dương. Hồi còn bé ở Ông Tạ moa sợ nhất thằng
Dương. Sao vậy? Nó dân du đãng nổi tiếng không biết à? Không! Trời ơi,
hồi đó moa hãi nó không thua gì moa hãi chó dữ. Đi học gặp nó mà kên kên
không cúi đầu xuống, nó đi ngang nhà vác đá ném vỡ cửa kính như chơi...
Khi
dãy nhà thăm nuôi đã dựng xong nơi khu đất nằm ở góc trại 4, thì ở các
trại, các căng tin cũng thành hình. Những căng tin thành hình để cho
người ta một lần nữa thấy rằng từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, Cộng sản
luôn luôn làm rùm beng y như những gánh sơn đông mãi võ, quảng cáo cho
những món thuốc... giả của mình. Dù trước khi các căng tin được mở, Vĩnh
không được nghe tên cán bộ quản giáo lên lớp, vì lúc đó anh nằm bệnh
xá, nhưng qua các bạn còn ở lại trại, Vĩnh biết rằng bọn cán bộ các trại
đã gom tù lên hội trường nói về sự quan tâm của Cách mạng đối với các
cải tạo viên, rằng thì là việc thực hiện các căng tin là một chiếu cố
đặc biệt của Cách mạng nhằm giúp các cải tạo viên có thêm phương tiện
bồi dưỡng trong học tập. Ai cũng đinh minh chữ bồi dưỡng được dùng ở đây
là bồi dưỡng thể xác, có nghĩa là chúng sẽ mở câu lạc bộ, dù sẽ bán giá
cắt cổ, nhưng bọn tù vẫn còn có thể mua sắm thêm tí thực phẩm, bất cứ
loại thực phẩm nào, miễn ăn cho no sau những tháng ngày lê lết đói. Thế
nhưng khi căng tin thành hình thì mọi người đều ngã ngửa. Căng tin không
phải là câu lạc bộ bán đồ ăn như mọi người tưởng. Căng tin của Việt
cộng là một cái lều tranh nhỏ, bên trên là một mái tranh tròn che mưa
nắng, dựng trên một cây cột lớn. Trên cột ấy, bọn tù đóng một cái khung
gỗ để đính hai tờ báo, một tờ Nhân Dân và một tờ Sài Gòn Giải Phóng!
Dù
là tâm trạng chung ai cũng muốn biết tin tức bên ngoài, thế nhưng sau
khi đọc báo, thứ báo chí toàn những thứ tin tức kiểu "anh hùng công an
tay không bắt cướp" hoặc "lần thu hoạch vụ mùa vừa qua xã A đã vượt chỉ
tiêu"... Những cái tin như thế, cuối cùng chỉ mua được thêm một số câu
chửi thề của người đọc, nhất là người đọc lại là những tên tù có đủ lý
do nhất để không bao giờ tin được những mẩu tin của một bọn bồi bút đã
và đang hùa theo bọn độc tài đảng trị, liên tiếp đưa ra những luận điệu
tuyên truyền lừa bịp dân chúng, cũng như lừa bịp thế giới. Đọc xong hai
tờ báo rồi, tên nào cũng thở dài và phát ngôn linh tinh như nhau: Mẹ
kiếp, tưởng bồi dưỡng cái gì, hóa ra lại được bồi dưỡng thêm một số khẩu
hiệu nữa!
Do đó, ai cũng thất vọng về cái gọi là căng tin trong
tù. Và người thất vọng nhất ấy là ông già Thanh. Ông Thanh là trung úy
đại đội trưởng thiết giáp diễn tập trường Thiết Giáp QLVNCH. Ông người
miền Nam, già nhưng giỡn và diễu cũng thuộc hạng cao thủ. Vì gẫy mất hai
cái răng cửa, nên khuôn mặt ông lúc nào cũng mang một vẻ hơi hề. Tuy
nhiên, sau ngày đầu tiên căng tin được khai mạc bằng một cái lều tranh
treo hai tờ báo, ông già Thanh trở về phòng và nằm vật xuống như một cái
mền rách. Ông vừa nhận ra ảnh con gái ông được đăng nơi trang nhất của
báo Sài Gòn Giải Phóng với hàng chữ thật to: Em Nguyễn Thị Cẩm, 15 tuổi,
thanh niên xung phong thuộc huyện Thủ Đức được bình bầu cá nhân xuất
sắc nhất trong cuộc thi công thủy lợi do Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng huyện
tổ chức đợt vừa qua...
Trong lúc ai cũng có trong lòng một mối
buồn và một nỗi ưu tư không cách gì giải nổi, ông Thanh buồn vì chả hiểu
con gái ông tình nguyện hay bị bắt buộc trở thành một thứ anh hùng lao
động xã hội chủ nghĩa, ông Huy buồn vì anh em chưa một lòng cùng ông
giải bài toán vượt ngục trong giai đoạn khó khăn hiện tại, Vĩnh buồn vì
những dằn vặt trốn trại hay xuôi tay chịu kiếp tù đày!? Bông buồn vì
thấy bịch thuốc Tây của mình giờ đây đã vơi mất quá nửa, và hầu như ai
cũng buồn khi hiểu ra ý nghĩa của chữ căng tin mà Cách mạng sử
dụng...thì tự dưng có người mừng vui phát điên lên vì được thả!
Bùi
Duy Hạ, bạn cùng khóa của Vĩnh được thả trong đợt này. Hắn đi một vòng
chào tất cả các bạn vào một buổi sáng trước giờ xuất quân đi lao động.
Hạ lôi tất cả mọi thứ hắn có, từ cái mũ làm bằng giấy bồi, từ những manh
quần đùi may bằng bao cát cho đến mùng mền chăn chiếu; nghĩa là tất cả
những gì hắn có trong cái tài sản thuộc loại cái bang trong tù, hắn đều
tặng lại cho bạn bè mỗi người một thứ. Riêng Vĩnh được hắn tặng cho 10
viên Vitamin C loại 50mgs với lời dặn dò: Mày hãy uống mỗi viên với hai
lon gô nước. Lợi tiểu vô cùng. Hy vọng mày uống hết 10 viên này sạn
trong thận mày sẽ trôi ra ngoài hết. Cứ yên tâm, tao sẽ ghé nhà mày, mô
tả tình trạng và nhu cầu hiện tại của mày với vợ con và ông bà già mày.
Trong những lần thăm nuôi tới, chắc chắn mày sẽ có nhiều thuốc men để
chữa trị...
1 | Bông bị bắn chết trên hàng rào thép gai trại K.5 Suối Máu vào năm 1978 trong một chuyến vượt ngục bất thành. |
Tuổi dẫu cao nhưng lòng vẫn thế
Đàn chim xa xứ mãi yêu thương
NHH
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "pd219" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to pd219+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/pd219/1156932886.780088.1671221774444%40mail.yahoo.com.
Vĩnh
bị đuổi về trại ngay ngày hôm sau. Anh bị đuổi về trại đi lao động lúc
chưa đi hết được một vòng trại bệnh, nhất là cơn đau trong người chỉ mới
lắng xuống chưa có một hy vọng nào khỏi hẳn.
Buổi sáng, sau lúc
điểm danh và khám bệnh, tên y sĩ Việt cộng rờ rờ mó mó vài cái vào lưng
Vĩnh rồi ra lệnh phát cho anh 5 viên Vitamin C, đồng lúc nhỏ nhẹ bảo
anh.
- Thôi nhé, hôm nay xuất viện về trại sinh hoạt chung với
anh em nhé. Sỏi thận anh nếu có cũng nhỏ thôi, từ từ rồi nó trôi xuống
bàng quang tiểu ra ngoài là hết. Nói rồi hắn lật lật mấy tờ giấy trước
mặt, ơ hờ dặn Vĩnh thêm vài câu. Khi đi lao động, nếu gặp cỏ Sam hoặc
dây Nhãn Lồng nhớ thu hoạch về nấu uống nhé. Uống mấy thứ ấy lợi tiểu
tốt lắm.
Biết mình vẫn còn có thể đau vật vã trở lại, nhưng tên y
sĩ đã nói thế nên Vĩnh đành đem theo mấy lời khuyên của hắn trở về
trại.
Mới xa cảnh cũ có hai ngày hai đêm, trở về đã có một số thay đổi.
B2
hiện tại đã biến thành nhà 2 đội 17. Các nhà viên cũng thay đổi gần
hết. Vĩnh trở về trại đúng giờ cơm chiều nên đụng độ ngay với những nhân
vật mới. Lúc này guitarist Nhan Quang Minh đã lên làm nhà trưởng. Bính,
Hóa, Kim... đã chuyển hết sang các nhà khác đội khác. Vĩnh được bổ sung
vào tổ 5. Tổ trưởng là Hoàng Văn Ân tự Ân xệ. Tổ 5 người ngoại trừ Ý là
người cũ còn thì toàn là những người mới. Những người mới này cũng có
thể là những người Vĩnh từng quen mặt trên Trảng Lớn như: Võ Hữu Hiệp,
trung úy khóa 27 Thủ Đức sỹ quan quân nhu; Vũ Duy Dương, trung úy khóa
2/68 Thủ Đức một đại đội trưởng của SĐ9BB; Bùi Duy Hạ, trung úy khóa
4/69 Thủ Đức (có vợ là một vũ nữ sexy nổi tiếng Sài Gòn một dạo); Trương
Hồng (gốc Tàu), Hải quân thiếu úy (Trước 75 từng trốn sang Hồng Kông
nhưng sau đó bị dẫn độ về trao trả cho VNCH, hiện đang trong tình trạng
nửa điên nửa tỉnh)... Những người hoàn toàn mới hiện ở cùng tổ như: Phạm
Xuân Huy, trung úy khóa 2/68 Thủ Đức sỹ quan P2/TTM; Đặng Minh Tuấn,
trung úy khóa 2/68 Thủ Đức sỹ quan nhảy toán (Anh chàng này trông hao
hao một anh Tây thực dân nên râu ria có chiều rậm rạp nhất trong anh
em)...
Tổ 5 của Vĩnh hiện có những nhân vật như thế. Nhưng dù mới
hay cũ cuối cùng cũng đều là bạn nhau cả. Hiện tại Vĩnh chỉ gặp tí
phiền hà là đang phải nằm giữa hai nhân vật nổi tiếng của nhà 2 đội 17.
Thiếu úy Trương Hồng, kẻ tịnh khẩu từ ngày nhập trại tù và tính tình rất
khó chịu. Dẫu rằng chỗ nằm của mỗi người chỉ có hai gang tay rộng,
nhưng nhất định anh ta không bao giờ cho phép người nằm cạnh được kê cái
mép chiếu đè lên trên cái mép chiếu của anh ta. Người thứ hai là ông
Đáp tự Inoxidable, người ở bẩn và làm biếng về tất cả mọi mặt vào hạng
vô địch! Tuy nhiên cái cảm giác khó chịu ấy dần dần cũng tan đi! Vĩnh đã
tìm được cái thú thưởng thức lén những bức danh họa của Hải quân thiếu
úy Trương Hồng. Mỗi khi đi lao động về, ngoài giờ cơm nước, Hồng lặng lẽ
ngồi vẽ những chiếc Boeing hoặc những chiếc thương thuyền với đầy đủ
chi tiết và giống không tưởng tượng được. Đã có lần Vĩnh nghĩ nếu tay
này được theo học những lớp đào tạo kỹ sư design các kiểu máy bay và tàu
bè thì nhất định hắn phải đậu thủ khoa. Có lần Vĩnh phát hỏi Hồng: Ông
vẽ những kiểu tàu bè máy bay ấy làm gì vậy? Nghe hỏi, Trương Hồng giật
bắn mình và vội gấp quyển vở lại. Hắn nhìn Vĩnh với tất cả sự bực bội,
tuồng như một người đã bị một người khác thô bạo lôi anh ta ra khỏi giấc
mơ tuyệt vời của mình. Dĩ nhiên Vĩnh chỉ nhận được một thái độ yên lặng
đầy khinh bỉ của Hồng. Nhưng rồi một lần, Vĩnh đã khám phá ra giấc mơ
của người tù nằm bên cạnh. Vào một buổi sáng, vì sơ hở nào đó, Hồng đã
để rơi quyển vở gia bảo của anh ta nơi đầu chỗ nằm. Vĩnh lượm được và
vội mở ra xem. Ngay đầu quyển vở, một hàng chữ được kẻ sắc và đẹp như co
chữ in Vendom 16. Hàng chữ viết rằng: Hỡi Boeing! Hỡi những du thuyền!
Bao giờ chúng mày chở tao ra khỏi thế giới này!?
Vĩnh vội vàng
gấp quyển vở lại và nhét vào đống đồ đạc đặt trên kệ đầu chỗ nằm của
Hồng. Vĩnh thoáng chút ngậm ngùi. Anh đã tìm ra được một phần nỗi ẩn ức
sâu kín của người bạn tù nổi tiếng vì tịnh khẩu. Từ đó, anh cố gắng hết
sức không làm phiền gì đến Hồng nữa, dù là chỉ để mép chiếu của mình
chạm vào mép chiếu của bạn.
Vài ngày sau đó, theo cái đà cải tổ
của trại về các mặt, các đội được lệnh tuyển một người đau yếu và biết
qua nghề y tá. Người này được lao động tại trại với nhiệm vụ phụ giúp
ban quân y trại lo sức khỏe cho các đội viên khai bệnh. Trong vụ này,
Vĩnh may mắn hội đủ cả hai điều kiện và được đội 17 biểu quyết cho làm
công tác y tá đội.
Đời tù khổ sai kể từ đây coi như được chút nhàn nhã.
Mỗi
ngày, khi tiếng kẻng báo thức nổi lên, trong lúc anh em đánh răng súc
miệng, Vĩnh cầm quyển sổ đi qua các nhà ghi tên những người khai bệnh
trong ngày. Danh sách khai bệnh sẽ được làm thành hai bản, một nộp cho
quân y trước giờ khám bệnh, một nộp cho đội anh nuôi. Chưa cần biết quân
y chuẩn mạch định bệnh ra sao, đội anh nuôi cứ việc cắt khẩu phần cơm
độn khoai trong ngày của người bệnh cái đã. Thay vào đó sẽ cấp phát cho
người khai bệnh mỗi bữa một bát cháo!
Đó là chuyện của nhà bếp,
riêng nhiệm vụ của Vĩnh còn phải làm tiếp tục là nổi lửa nấu một ấm nước
sôi luộc kim và ống chích. Việc này Vĩnh có quyền làm ngay tại phòng
ngủ của anh. Những người khai bệnh có thuốc chích, hoặc giả được quân y
phát cho một mũi Atropine nếu đau bụng, một mũi émitine nếu còn kiết lỵ
lai rai, hoặc mội mũi B1 nếu chứng phù thũng vẫn còn làm đôi chân mập ú
và nặng chình chịch; thì cứ việc đem thuốc đến cho Vĩnh. Vĩnh sẽ làm
tròn nhiệm vụ của một anh y tá chích thuốc không thù lao.
Thường
thường công tác chích choác cho những bệnh nhân trong đội cũng lai rai
hết cả buổi sáng. Khi không còn con bệnh nào đến nhờ chích nữa, Vĩnh lo
rửa sạch hai cái ống chích bằng nước sôi và mài lại hai cái kim được
Trên giao phó quản lý và sử dụng. Mỗi lần lôi đồ nghề ra xử dụng hay cất
nó đi, Vĩnh không tránh khỏi một cảm giác sợ hãi. Hai cái ống chích
thuộc loại "Mỹ ngụy" dùng một lần rồi bỏ, tuy nhiên, nhờ Cách mạng vào,
hai cái ống chích ấy đã và đang được kéo dài tuổi thọ không biết đến bao
giờ nữa. Ngày nay, vì luộc đi luộc lại, cái ống nylon đã ngả màu vàng
cạch trông như hai điếu thuốc cẩm lệ vấn hơi to. Lớp cao su bọc đầu bơm
của ống chích bên trong cũng đã lão hóa, do đó, mỗi lần bơm thuốc cho
bệnh nhân, Vĩnh phải rất cẩn thận thuốc mới không vọt ngược về phía sau.
Riêng hai cây kim, vì bị mài đi mài lại trên một miếng đá hoa, giờ nó
chỉ còn phân nửa chiều dài so với chiều dài cũ của nó. Đã lắm lần đang
chích kim bị tắc, Vĩnh lại phải lấy kim ra, dùng một mẩu dây thép lõi
lấy từ một đoạn dây điện thoại dã chiến để thông kim. Thê thảm hơn, ấy
là khi chích cho bệnh nhân! Vì không có rượu cồn cũng không có bông,
Vĩnh phải lấy một miếng áo thun dùng làm compress, chấm tí thuốc đỏ chùi
kim và lau sạch chỗ da thịt của bệnh nhân trước khi đâm mũi kim vào; ấy
thế nhưng có lẽ nhờ mát tay, không ai bị áp-xe cả.
Dù nhiệm vụ
hiện tại so với anh em lao động bên ngoài hơi kém vinh quang, nhưng Vĩnh
đã cố gắng hết sức để không bị một nhân vật tiến bộ nào ganh tị hay chê
trách. Với nhiệm vụ chích cho anh em, dĩ nhiên Vĩnh có thể biết rất rõ
ai trong đội là người có nhiều thuốc men nhất. Quả không khó gì trong
việc gây cảm tình với một anh bệnh nhân có nhiều thuốc. Và khi cảm tình
đã có, việc xin xỏ họ một viên thuốc, một tí dầu nóng cho người đang cần
mà không có, đã trở nên rất dễ dàng. Vĩnh lặng lẽ chơi chiến thuật bới
anh nhà giàu đắp cho anh nhà nghèo trên mặt thuốc men, một thứ luôn luôn
hiếm và quý trong tù cải tạo.
Tuy nhiên với Nguyễn Văn Bông 1 một
anh chàng đồng bệnh sạn thận với Vĩnh bên nhà 3 coi như rất khó áp dụng
chiến thuật này. Hắn có cả nửa bao cát thuốc đủ loại. Mỗi loại một ít.
Từ dầu nóng Con Hổ đến hủ Bi (tuy đã quá hạn!) hắn đều có trong tay.
Nhưng xin cho anh em thì không bao giờ thành công cả. Nếu nhìn qua hiện
tượng, người ta có thể chê trách Bông thiếu tình đồng đội; nhưng nếu đi
sâu vào một khía cạnh tâm lý nào đó của Bông, người ta sẽ thông cảm
ngay. Phải nói rằng hắn mang bệnh sưu tập thuốc Tây trong tù. Vĩnh không
rõ xưa kia Bông có bị cái bệnh này không? Anh đoán có lẽ là không. Căn
bệnh này chỉ có thể đã xuất hiện khi Bông phải chứng kiến quá nhiều cái
chết rùng rợn trong tù do không có thuốc men chữa trị mà ra. Từ đó, mỗi
đợt quà gia đình gửi vào. Bông nhịn ăn tất cả mọi thứ. Hắn lân la gạ gẫm
với mọi người để đổi đồ ăn lấy thuốc Tây. Giá cả trao đổi với anh em
cũng rất phải chăng. Hắn có thể vui vẻ đổi 3 điếu Vàm Cỏ lấy một viên
Aspirine, hoặc 5 thìa súp đường cát lấy 10 viên B1 loại 200mgs. Trụ sinh
hắn có thể trả cao hơn, chẳng hạn hắn có thể đổi một lọ mắm ruốc xào sả
riềng ớt lấy 5 viên Néomycine. Cứ thế, sau vài lần quà cáp được gia
đình gửi vào, Bông đã sở hữu được một số thuốc Tây đáng kể...
Mỗi
sáng sớm trước khi đi lao động, hoặc mỗi buổi trưa trở về trại nằm vật
ra thở chờ tổ trực lãnh cơm về phát, Vĩnh quan sát và thường tìm ra
nhiều hiện tượng khá vui trong anh em. Tỉ dụ trước kia khi còn nằm cạnh
anh chàng trung úy hải quân Phạm Kim, trưa nào Vĩnh cũng thấy Kim nằm
tại chỗ mà không ngủ. Kim luôn luôn cầm một quyển vở kê sát mặt. Vĩnh để
ý thấy có lúc Kim nháy mắt với trang giấy cười khúc khích, có lúc bĩu
môi như giận hờn, có lúc thầm thì như tỏ tình với trang giấy. Vĩnh thắc
mắc quá sức. Thằng này điên rồi sao? Hay là hắn đã quá chán chê con
người và cảnh lao tù nơi đây, quay ra say đắm và trò chuyện với quyển vở
của hắn? Sự tò mò một hôm đã buộc Vĩnh moi quyển vở của Kim ra xem. Sau
cùng, anh phát hiện ra trong quyển vở ấy một chuyện lạ lùng vào hàng đệ
nhất kim cổ. Kim đã cắt một ô vuông trên một trang giấy. Hắn vẽ rồng vẽ
phượng quanh ô vuông đó. Đàng sau ô vuông cắt thủng trên trang giấy Kim
đặt cái gì? Hắn đã đặt tấm ảnh bà xã hắn vào đó. Thế là hắn đã có một
khung ảnh lồng chân dung vợ trong quyển vở. Vĩnh cười phá lên khi biết
bạn mình hằng bao tháng ngày qua, trưa nào cũng thủ thỉ với người...
trong tranh. Chao ôi, lãng mạn đến thế là cùng!
Hoặc giả trường
hợp ông Inoxidable! Mỗi phần cơm ông lãnh, ông luôn luôn để ra vài thìa
và đem phơi khô. Chiều về, ông lấy mấy thìa cơm phơi khô đó đổ vào một
cái bao cát và nhét dấu trong túi quần áo. Chẳng ai hiểu ông ta để dành
cơm độn khoai phơi khô làm gì. Nếu một tay khỏe mạnh như Đặng Xuân Bính,
Nguyễn Văn Ý... thì người ta còn có thể nghi ngờ là tích trữ lương thực
cho một âm mưu vượt ngục. Nhưng ông Đáp nhất định không thể nào là một
người có âm mưu trốn trại được. Ông ta đau xương sống đi hết muốn nổi,
nói gì đến chuyện trốn trại vượt ngục. Vậy ông ta tích trữ lương thực
phơi khô làm gì, khi mà khẩu phần hàng ngày có ăn nhiều gấp ba lần cũng
chưa no? Chuyện này chỉ có Trời biết...
Riêng anh chàng Bông cũng
tạo ra những hoạt cảnh thật vui mà không sáng tối nào Vĩnh không được
thưởng thức. Ngày hai lần, khi mở mắt và trước khi đi ngủ, anh ta lôi
đống thuốc Tây ra đếm từng viên, từng loại. Vĩnh có cảm tưởng như Bông
sợ có ma quỷ nào đó đã lén nhập vào bị của anh để uống mất những viên
thuốc đó. Nhưng điều quan trọng với Vĩnh hiện tại là làm sao khiến Bông
chia xẻ tí thuốc đó cho nhiều anh em đang cần thiết.
Một hôm Bông
lên cơn đau sạn thận. Hắn cũng lăn lộn, cũng rên xiết y như Vĩnh trước
đây. Đồng bệnh tương lân, Vĩnh tìm mọi cách để giúp hắn đi viện, vì anh
đã biết rằng ít nhất trên bệnh xá hắn cũng được lụi đại vào thận một mũi
thuốc quái quỷ gì đó làm cho cơn đau qua nhanh. Vĩnh đến thăm Bông tại
chỗ nằm của hắn vào một buổi sáng. Hắn đang gào la tự do vì các bạn đã
đi lao động, không còn ai ở nhà để sợ phải phiền hà. Dặn dò và giúp đỡ
Bông vài việc, nhất là việc phải tiếp tục la hét cho thật dữ dội khi
thấy tên cán bộ quân y xuất hiện. Sau đó, Vĩnh chạy đi báo quân y. Một
lúc quân y theo Vĩnh xuống chẩn bệnh tại chỗ.
Bước vào phòng,
Vĩnh hơi hoảng vì Bông đã nằm nín khe. Mặc dù mồ hôi mồ kê vã ra như tắm
nhưng rõ ràng cơn đau đã qua đi; và như thế, hy vọng đi viện sẽ rất ít.
Vĩnh chồm tới bên cạnh Bông, nhắc khẽ: Rên đi! Bắt đầu rên và sửa soạn
la hét lên chứ!
Khổ nỗi Bông quá thật thà và không biết cách đóng
kịch cho đúng lúc. Tuy nhiên đã nhất quyết giúp Bông đi viện, Vĩnh phải
tìm ra một phương cách. Trong lúc tên quân y lấy ra một mũi Atropine
sửa soạn chích thì Vĩnh thò tay vào lưng Bông tìm vị trí hai quả thận.
Anh dùng sức mạnh ấn một ngón tay vào quả thận bên trái của Bông. Một
tiếng thét vang lên: Ối trời ơi! Đau quá trời ơi! Vĩnh ấn thêm mấy cái
nữa. Bông dẫy như một con tôm tươi và tiếp tục la hét. Ối trời ơi! Chết
tao mất, Vĩnh ơi! Ối trời ơi đau quá Vĩnh ơi! Vĩnh cúi xuống nhỏ nhẹ an
ủi.
- Hét nữa đi, hét cho to vào. Đi viện có thuốc chích lại được nghỉ lao động. Mày không hét tao sẽ bóp nát quả thận mày.
Nói
rồi Vĩnh nhấn thêm vào lưng cu cậu vài ba đòn nhất dương chỉ nữa. Bông
cứ thế mà la hét và dẫy lên như đỉa phải vôi. Kết quả tên quân y cho kêu
tổ trực khênh Bông lên bệnh xá gấp.
Ba ngày sau Bông trở về trại, hí hửng nói với Vĩnh.
- Trên viện ăn sướng quá mày nhỉ. Có cơm trắng và cá kho.
- Và có một mũi thuốc đâm vào thận.
-
Ừ, tao ghê quá. Nhưng đúng dịp chúng nó được mua đồ, tao mua được một
bịch mắm ruốc, một ký đậu phộng và nửa ký đường. Tao sẽ biếu ông ký
chích một ít lấy thảo.
Từ đó, túi thuốc của Bông vơi dần. Vĩnh
nghiễm nhiên biến thành một cái cầu bắc giữa người có thuốc và người cần
thuốc trong anh em. Nhưng nếu có người xấu miệng, Vĩnh vẫn hân hoan
mang cái tiếng "mượn đầu heo nấu cháo", hoặc "của người phước ta".
Sau
lần đầu tiên đi viện về, Vĩnh được giữ cái "phông xông" thoải mái như
thế. Thoải mái hơn nữa là mỗi buổi chiều bên những người bạn mới nhưng
giờ đã biến thành cũ, Vĩnh ngồi uống với họ một bát nước "nhãn lồng"
hoặc một bát nước Hà Thủ Ô bàn những chuyện thăm nuôi sắp đến.
Bạn cũ, mới lúc này hay ngồi với nhau gồm Tiến, Kim, Ấn xệ, Huy, Ý, Dương và Tuấn râu.
Tiến
vẫn cái tật ba hoa hài hước, nhưng hiện nay nó đã được anh em đặt cho
cái tên mới gọi là Tiến Dế. Sở dĩ Tiến có cái tên này vì gần đây cu cậu
phát minh ra một nghề mới để chữa bệnh nghiện thuốc của anh em. Nếu vô
địch đô vật VNCH Vương Đắc Vọng hoặc trung úy dù tử thủ Đỗ Duy Tích đề
ra châm ngôn "bất cứ sinh vật nào ngọ nguậy được trên mặt đất đều ăn
được cả", thì Tiến cũng sáng tác ra một câu châm ngôn mới: Thuốc mua,
thuốc xin hay thuốc lượm đều hút sướng như nhau! Do đó, mỗi khi được đi
lao động trên trung đoàn, nó thường lén lút mở một cuộc hành quân khắp
mọi xó xỉnh để lượm những mẩu thuốc lá thừa của bọn cán bộ trung đoàn
vứt bừa bãi trên mặt đất. Tiến thu thập và bỏ những mẩu thuốc đó vào một
cái bao nylon. Khi trở về trại, nó ngồi tách những mẩu thuốc thừa đó
thành một nắm thuốc vụn. Kế đó, Tiến đi xin nước điếu của anh em, ngâm
thuốc vào nước điếu rồi cầu kỳ đem thuốc ra phơi sương... Những trò góp
nhặt hơi bẩn thỉu ấy dù sao đều được anh em đánh cho chữ đại xá, vì
chính nhờ đó, đêm đêm cả bọn có tí khói phì phà với nhau bên những bát
nước dây nhãn lồng thơm thơm để bàn chuyện... vượt ngục.
Và câu
chuyện vượt ngục từ đó bắt đầu nhen nhúm mạnh mẽ trong tâm hồn anh em.
Nhất là khi ông già lờ vờ Phạm Xuân Huy gốc tu xuất và lành như cục đất,
phát ngôn rằng: Vượt ngục là một bài toán dễ ợt, nhưng nếu không quyết
tâm, lạng quạng đến lúc xuống lỗ cũng chưa giải ra!
Khi câu
chuyện vượt ngục được đưa ra bàn thì nhóm của Vĩnh chỉ thu lại còn có 6
người. Vĩnh, Huy, Ý, Dương, Tuấn râu và Phạm Điểu.
Nhiệm vụ của
Vĩnh lúc này là ở nhà, ngoài những giờ chích thuốc cho anh em, phải uốn
hai trăm cái móc làm bằng sợi thép gai có chiều dài chừng một gang tay.
Những móc sắt này sẽ dùng để nâng những lớp concertina dày đặc thả chung
quanh trại, dọn đường cho những người vượt ngục chui ra. Bên cạnh nhiệm
vụ ấy Vĩnh còn nhiều nhiệm vụ khác. Từ việc trao đổi và tích trữ thuốc
Tây, muối, nhất là mì chính (bột ngọt) để dùng làm thuốc cầm máu đến
việc se dây thừng, thuổng một con dao phay của nhà bếp để cất dấu vào
một nơi an toàn. Nói chung về mặt "tiếp vận" Vĩnh phải lo từ A đến Z.
Sau
nhiều lần bàn thảo, mọi người đồng ý đợi qua đợt thăm nuôi sẽ trốn. Ai
cũng hy vọng sẽ biết thêm được tin tức của xã hội bên ngoài để chuyến
vượt ngục sẽ có một nơi đến chắc chắn hơn, và nhất là có được thuốc men
cũng như những món ăn bồi dưỡng của gia đình đem vào. Riêng Vĩnh, Vĩnh
nghĩ đến cái địa bàn bỏ túi mà anh nhớ anh còn để trong một ngăn kéo bàn
giấy ở nhà...
Khi những cơn mưa tầm tã tháng Mười kéo đến, thì
Vĩnh cũng bị chấm dứt công tác y tá đội. Anh bị chấm dứt công tác vì tên
quân y không đồng ý cái kiểu làm việc của Vĩnh: Cho khai bệnh quá
nhiều.
Vĩnh trở ra ngoài đi lao động với mọi người đúng dịp trại
vừa mở một chiến dịch thi công mới, chiến dịch đào hào chung quanh trại
cải tạo An Dưỡng. Với lập luận của bọn cán binh trại, Cách mạng phải
thực hiện công tác càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ các cải tạo viên chặt
chẽ hơn, an toàn hơn; tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra nếu một
ngày nào đó, nhân dân bên ngoài trại không kềm chế được sự căm phẫn "Mỹ
ngụy", sẽ tràn vào trại để đòi nợ máu...
Công tác đào hào được
thực hiện quy mô hơn cả công tác đào ao trước kia. Hầu như đến 90 phần
trăm nhân số của các trại được đổ vào công tác này. Đường hào có chiều
rộng 4 mét, chiều sâu 3 mét và bao bọc cả 4 trại vào giữa.
Suốt
ngày cùng với anh em đào xới những lớp đá ong khô cứng, Vĩnh và các bạn
không buồn vì cực nhọc mà buồn vì thấy rằng đường hào rộng như vậy làm
sao có thể vượt qua cho những kẻ trốn trại? Dưới sự đốc thúc ngày đêm
của bọn cai tù, đường hào mỗi ngày mỗi sâu. Nhưng trước khi đường hào
bao quanh các trại tù của An Dưỡng thực sự hoàn tất, thì những cuộc trốn
trại liên tiếp xảy ra. Trong thời gian này trại 3 trốn nhiều nhất vì vị
trí nằm gần vòng đai phi trường Biên Hòa. Tuy nhiên đa số đều thất bại,
bị bắt trở lại và chịu đủ mọi cực hình tra khảo. Để dằn mặt tất cả
những kẻ âm mưu trốn trại, bọn cai tù đã trói những người trốn trại bằng
dây thép gai trên đường dẫn họ trở về trại thụ hình. Thường khi về tới
trại, tội nhân chẳng mấy ai còn trông ra dáng con người nữa. Bầm dập,
máu me và lê lết như những con vật bị một đàn hổ đói săn bắt và sắp tới
giờ bị chúng xé thịt.
Dù tình trạng như thế, ông già Huy vẫn một
mực thúc hối đám Vĩnh phải quyết định ra đi sớm. Anh lý luận: Nếu để cho
đường hào thành hình thì có tháp cánh cũng không bay ra được... Tuy
nhiên lời thúc hối của Huy không được anh em đồng ý. Tỷ lệ thất bại đã
quá cao trong tổng số những người trốn trại, đã khiến cả toán rất cần
thì giờ nghiên cứu lại vấn đề. Tại sao họ thất bại? Có thực bên ngoài
dân bắt họ trao lại cho công an địa phương trên đường đào thoát như bọn
cán bộ trại tuyên bố hay không? Hay họ bị bắt bởi những toán vệ binh
đóng chốt bên ngoài? Không thể được! Chuyện trốn trại không thể làm bừa
bãi mà xong được, vì thất bại là chết. Những cuộc xử tử người trốn trại
từ Trảng Lớn về tới đây đã xảy ra quá nhiều lần. Làm ẩu không nghiên cứu
ăn đạn kiểu đó đau lắm!
Người trầm tĩnh và nhiều kinh nghiệm mưu
sinh thoát hiểm nhất trong đám là Nguyễn Văn Ý cũng không đồng ý với
Huy. Ý nói: Ráng nhẫn nhục ăn cơm tù một thời gian nữa rồi tính. Tôi
chưa muốn làm liệt sỹ lúc này.
Trong đám, mọi người đều tin tưởng
vào sự dẫn đường của Ý. Vùng đồi núi Biên Hòa là vùng hoạt động của anh
trước kia. Và trục lộ dẫn về miền Phú Cường Bình Dương cũng chỉ mình
anh có thể đi tới. Do đó, không ai bàn tính gì thêm nữa.
Phải thú
thực khi thấy Huy đã nghe lời Ý, Vĩnh rất mừng. Anh không thể nói được
anh là một người quá can đảm, khi nhìn thấy những cực hình các bạn trốn
trại đã và đang chịu đựng. Dẫu biết rằng ở tù Cộng sản mà không tự cứu
mình thì không ai có thể cứu mình được cả, nhưng cứ nhớ lại hình ảnh Ngô
Nghĩa bị xử bắn mà anh được chứng kiến, hình ảnh của Nguyễn Xuân Dung
bị bắn thủng như tổ ong và còn nhiều người khác nữa nằm vắt xác trên
hàng rào trại, hình ảnh những con vật người bị trói bằng dây thép gai,
bị báng súng đánh vỡ xương sọ, gãy xương sống ngay trước mắt bao nhiêu
người, bị bắn trọng thương ngoài đồng trống và cứ để mặc cho ruồi bu
kiến đậu... Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào óc Vĩnh và không khỏi không
làm anh rùng mình, rùng mình rồi sợ, sợ rồi muốn buông xuôi cho xong một
kiếp người tù tội. Đồng lúc ấy, cái máu lính trong người Vĩnh lại nổi
lên dày vò anh. Nó chửi anh, chửi cái thằng năng tri bất năng hành trong
anh là thằng hèn hạ; chửi cái thằng văn nghệ trong anh là thằng đốn
mạt, chỉ biết rên la mà không bao giờ đám làm một cái gì để thoát khỏi
cái cảnh đày đọa này.
Người lính trong anh đã bao đêm lên tiếng
chửi anh thậm tệ, và để phản ứng lại, Vĩnh không biết làm cách nào hơn
là lại viết. Anh viết trong óc anh và anh hát khe khẽ cho người lính
trong anh nghe tâm trạng thực của mình.
Về đây tôi nằm lắng nghe tôi Hồ như linh hồn cũng nghe vơi Về đây nhen nhúm trong lòng tôi Lửa diêm sâu chín tầng bóng tối
Về đây nghe vật vã cơn mơ Làm xanh tôi tiềm thức năm xưa Về đây đôi vó câu nằm chơi Buồn thay cho cánh hồng im lời
Người về đây gối đất Đêm hoang vu trong đầu Nằm lắng tai nghe cuộc đời Lắng nghe sa mạc dần lan trong cơn mơ thôi
Về đây nghe buồn quá thân trai Bại binh sao chẳng chết theo ai Về đây đêm tối như trùng vây Nằm nghe non nước gọi u hoài...
Những
dằn vặt trong lòng cộng với bệnh tật tiếp tục âm ỉ trong người. Vĩnh
gầy như một xác lá. Ngày lao động quần quật, đêm về không biết làm sao
hơn là lại quây quần với anh em, hút những hơi thuốc lượm lặt của Tiến,
uống tí nước cỏ dại dưới cái tên đẹp đẽ "nhãn lồng" mà Kim hoặc Hóa lượm
lặt ngoài rừng đem về, nghe Phạm Xuân Huy mỉa mai chế độ, nhìn Tuấn râu
lầm lũi thổi lửa trong cái lò nho nhỏ để luôn luôn bảo đảm anh em có
nước sôi nấu Hà Thủ Ô nhấm nháp thay cà phê với nhau, lắng nghe Vũ Duy
Dương nói về cái lò võ quyền Anh của võ sư Kid Humsey mà nó từng theo
học, và nghe Kim châm chọc Dương. Hồi còn bé ở Ông Tạ moa sợ nhất thằng
Dương. Sao vậy? Nó dân du đãng nổi tiếng không biết à? Không! Trời ơi,
hồi đó moa hãi nó không thua gì moa hãi chó dữ. Đi học gặp nó mà kên kên
không cúi đầu xuống, nó đi ngang nhà vác đá ném vỡ cửa kính như chơi...
Khi
dãy nhà thăm nuôi đã dựng xong nơi khu đất nằm ở góc trại 4, thì ở các
trại, các căng tin cũng thành hình. Những căng tin thành hình để cho
người ta một lần nữa thấy rằng từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, Cộng sản
luôn luôn làm rùm beng y như những gánh sơn đông mãi võ, quảng cáo cho
những món thuốc... giả của mình. Dù trước khi các căng tin được mở, Vĩnh
không được nghe tên cán bộ quản giáo lên lớp, vì lúc đó anh nằm bệnh
xá, nhưng qua các bạn còn ở lại trại, Vĩnh biết rằng bọn cán bộ các trại
đã gom tù lên hội trường nói về sự quan tâm của Cách mạng đối với các
cải tạo viên, rằng thì là việc thực hiện các căng tin là một chiếu cố
đặc biệt của Cách mạng nhằm giúp các cải tạo viên có thêm phương tiện
bồi dưỡng trong học tập. Ai cũng đinh minh chữ bồi dưỡng được dùng ở đây
là bồi dưỡng thể xác, có nghĩa là chúng sẽ mở câu lạc bộ, dù sẽ bán giá
cắt cổ, nhưng bọn tù vẫn còn có thể mua sắm thêm tí thực phẩm, bất cứ
loại thực phẩm nào, miễn ăn cho no sau những tháng ngày lê lết đói. Thế
nhưng khi căng tin thành hình thì mọi người đều ngã ngửa. Căng tin không
phải là câu lạc bộ bán đồ ăn như mọi người tưởng. Căng tin của Việt
cộng là một cái lều tranh nhỏ, bên trên là một mái tranh tròn che mưa
nắng, dựng trên một cây cột lớn. Trên cột ấy, bọn tù đóng một cái khung
gỗ để đính hai tờ báo, một tờ Nhân Dân và một tờ Sài Gòn Giải Phóng!
Dù
là tâm trạng chung ai cũng muốn biết tin tức bên ngoài, thế nhưng sau
khi đọc báo, thứ báo chí toàn những thứ tin tức kiểu "anh hùng công an
tay không bắt cướp" hoặc "lần thu hoạch vụ mùa vừa qua xã A đã vượt chỉ
tiêu"... Những cái tin như thế, cuối cùng chỉ mua được thêm một số câu
chửi thề của người đọc, nhất là người đọc lại là những tên tù có đủ lý
do nhất để không bao giờ tin được những mẩu tin của một bọn bồi bút đã
và đang hùa theo bọn độc tài đảng trị, liên tiếp đưa ra những luận điệu
tuyên truyền lừa bịp dân chúng, cũng như lừa bịp thế giới. Đọc xong hai
tờ báo rồi, tên nào cũng thở dài và phát ngôn linh tinh như nhau: Mẹ
kiếp, tưởng bồi dưỡng cái gì, hóa ra lại được bồi dưỡng thêm một số khẩu
hiệu nữa!
Do đó, ai cũng thất vọng về cái gọi là căng tin trong
tù. Và người thất vọng nhất ấy là ông già Thanh. Ông Thanh là trung úy
đại đội trưởng thiết giáp diễn tập trường Thiết Giáp QLVNCH. Ông người
miền Nam, già nhưng giỡn và diễu cũng thuộc hạng cao thủ. Vì gẫy mất hai
cái răng cửa, nên khuôn mặt ông lúc nào cũng mang một vẻ hơi hề. Tuy
nhiên, sau ngày đầu tiên căng tin được khai mạc bằng một cái lều tranh
treo hai tờ báo, ông già Thanh trở về phòng và nằm vật xuống như một cái
mền rách. Ông vừa nhận ra ảnh con gái ông được đăng nơi trang nhất của
báo Sài Gòn Giải Phóng với hàng chữ thật to: Em Nguyễn Thị Cẩm, 15 tuổi,
thanh niên xung phong thuộc huyện Thủ Đức được bình bầu cá nhân xuất
sắc nhất trong cuộc thi công thủy lợi do Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng huyện
tổ chức đợt vừa qua...
Trong lúc ai cũng có trong lòng một mối
buồn và một nỗi ưu tư không cách gì giải nổi, ông Thanh buồn vì chả hiểu
con gái ông tình nguyện hay bị bắt buộc trở thành một thứ anh hùng lao
động xã hội chủ nghĩa, ông Huy buồn vì anh em chưa một lòng cùng ông
giải bài toán vượt ngục trong giai đoạn khó khăn hiện tại, Vĩnh buồn vì
những dằn vặt trốn trại hay xuôi tay chịu kiếp tù đày!? Bông buồn vì
thấy bịch thuốc Tây của mình giờ đây đã vơi mất quá nửa, và hầu như ai
cũng buồn khi hiểu ra ý nghĩa của chữ căng tin mà Cách mạng sử
dụng...thì tự dưng có người mừng vui phát điên lên vì được thả!
Bùi
Duy Hạ, bạn cùng khóa của Vĩnh được thả trong đợt này. Hắn đi một vòng
chào tất cả các bạn vào một buổi sáng trước giờ xuất quân đi lao động.
Hạ lôi tất cả mọi thứ hắn có, từ cái mũ làm bằng giấy bồi, từ những manh
quần đùi may bằng bao cát cho đến mùng mền chăn chiếu; nghĩa là tất cả
những gì hắn có trong cái tài sản thuộc loại cái bang trong tù, hắn đều
tặng lại cho bạn bè mỗi người một thứ. Riêng Vĩnh được hắn tặng cho 10
viên Vitamin C loại 50mgs với lời dặn dò: Mày hãy uống mỗi viên với hai
lon gô nước. Lợi tiểu vô cùng. Hy vọng mày uống hết 10 viên này sạn
trong thận mày sẽ trôi ra ngoài hết. Cứ yên tâm, tao sẽ ghé nhà mày, mô
tả tình trạng và nhu cầu hiện tại của mày với vợ con và ông bà già mày.
Trong những lần thăm nuôi tới, chắc chắn mày sẽ có nhiều thuốc men để
chữa trị...
1 | Bông bị bắn chết trên hàng rào thép gai trại K.5 Suối Máu vào năm 1978 trong một chuyến vượt ngục bất thành. |
No comments:
Post a Comment